Giải quyết ùn tắc giao thông cần cả nguồn lực và sự quyết liệt của các địa phương

14:53 - Thứ Năm, 06/07/2023 Lượt xem: 3728 In bài viết

Kết luận tại Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, sáng 6-7, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, để thực hiện nghiêm chỉ thị về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thì cán bộ giữ vị trí càng cao sẽ càng phải gương mẫu, có như vậy mới có thêm được động lực, tạo thêm thuận lợi cho trật tự an toàn giao thông, đáp ứng được yêu cầu của Đảng, nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cho biết, Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 23 đã có 13 ý kiến làm rõ thêm thực tiễn, giải pháp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị mới của Ban Bí thư. Đồng chí ghi nhận những ý kiến này, nhất là những kiến nghị, đề xuất và đề nghị các cơ quan có liên quan nghiên cứu để tiếp thu và xử lý.

Đồng chí Trương Thị Mai phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Kiên Phạm

Để làm rõ thêm một số yêu cầu, nội dung, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 18 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, thấy rằng các cấp ủy, tổ chức Đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo ra sự đồng bộ tốt hơn trong triển khai thực hiện; huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, sự đồng thuận trong nhân dân được nâng cao hơn; tăng cường công tác quản lý nhà nước, đầu tư hạ tầng giao thông; nhiều mô hình mới, cách làm hay, có hiệu quả với nhiều tấm gương điển hình.

Đồng chí Thường trực Ban Bí thư cho rằng, trên cơ sở thực hiện tốt chủ trương tại Chỉ thị số 18, tình hình trật tự an toàn giao thông đã giảm cả về số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông so với 10 năm trước. Đặc biệt, gần đây, lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng được giao nhiệm vụ đã kiên quyết đẩy mạnh việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giao thông.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023, trung bình mỗi ngày đã xử lý trên dưới 2.000 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn; tăng cường xử lý phương tiện giao thông vận tải quá khổ, vi phạm trọng tải, tốc độ, góp phần giảm 14,8% tỷ lệ tai nạn giao thông, giảm 16% tỷ lệ người chết, 7,19% người bị thương.

Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, đây là những chuyển biến mới, tích cực, góp phần tiếp tục hình thành văn hóa giao thông.

“Kết quả này không chỉ trực tiếp tác động đến đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đồng thời còn góp phần kéo giảm tội phạm do sử dụng rượu, bia”, đồng chí Trương Thị Mai cho biết.

Đánh giá về thực tế việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đồng chí Trương Thị Mai cho rằng, việc này còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đây là vấn đề đang là nỗi lo của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Tai nạn giao thông giảm chưa thật bền vững, ý thức chấp hành khi tham gia giao thông vẫn còn là vấn đề lâu dài. Bên cạnh đó, tình trạng ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, nhất là TPHCM, Hà Nội vẫn đang là thách thức lớn…

Đồng chí Trương Thị Mai cho rằng, đằng sau những con số về người chết, người bị thương là sự mất mát của nhiều gia đình; đó là trẻ em bị mồ côi cha mẹ; đó là một bộ phận người bị thương tật. Những thực trạng này cho thấy phải có sự quyết tâm để có giải pháp mạnh hơn, hiệu quả hơn, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Đồng chí Trương Thị Mai và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Kiên Phạm

Đồng chí Trương Thị Mai đề nghị, những nhiệm vụ, giải pháp trong Chỉ thị số 23 cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán, nhất là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó, đồng chí Trương Thị Mai cũng đề nghị, cán bộ đảng viên phải nêu cao tinh thần và trách nhiệm gương mẫu đối với vấn đề trật tự an toàn giao thông.

“Chúng ta nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý vi phạm pháp luật về giao thông, nhất là đối với cán bộ, đảng viên. Cán bộ giữ vị trí càng cao sẽ càng phải gương mẫu, có như vậy mới có thêm được động lực, tạo thêm thuận lợi cho trật tự an toàn giao thông, đáp ứng được yêu cầu của Đảng, nguyện vọng chính đáng của người dân”, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Liên quan tới vấn đề ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, đây là vấn đề được xem là liên quan tới nhiều yếu tố, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo liên tục, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, phải có nguồn lực.

Đồng chí Trương Thị Mai đề nghị các địa phương phải thực hiện nghiêm việc di dời trụ sở, trường học, bệnh viện, khu sản xuất lớn ra ngoài khu trung tâm; phải phát triển phương tiện giao thông vận tải công cộng; điều chỉnh quy mô dân số hợp lý…

“Tôi nghĩ, vấn đề này đang còn nhiều thách thức. Trước sự gia tăng về dân số, phương tiện giao thông, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua tại các thành phố lớn. Hà Nội có khoảng trên dưới 9-10 triệu dân, nhưng có tới 7-8 triệu phương tiện giao thông, trong đó hơn 1 triệu ô tô; TPHCM có 11-12 triệu dân, cũng có 8-9 triệu phương tiện giao thông, hơn 850.000 ô tô”, đồng chí Trương Thị Mai dẫn chứng và cho biết, hiện nay hạ tầng đang chịu áp lực rất lớn để giải quyết ùn tắc giao thông.

Tại hội nghị, quán triệt Chỉ thị số 23, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, tại Chỉ thị số 23, Ban Bí thư đã thống nhất đánh giá: Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 18 đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu quán triệt Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt 4 mục tiêu, yêu cầu và 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được nêu rất cụ thể tại Chỉ thị số 23.

Nhìn chung nội dung Chỉ thị số 23 là sự kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các giai đoạn trước đây cho phù hợp với tình hình mới; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong cả 5 lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải và hàng không.

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt 4 mục tiêu, yêu cầu và 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được nêu rất cụ thể tại Chỉ thị số 23.

Nhìn chung nội dung Chỉ thị số 23 là sự kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong các giai đoạn trước đây cho phù hợp với tình hình mới; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong cả 5 lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải và hàng không.

Để đạt được những mục tiêu và yêu cầu nêu trên, Chỉ thị số 23 xác định 6 nhóm giải pháp trọng tâm:

Nhóm thứ nhất: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Nhóm thứ hai: Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông.

Nhóm thứ ba: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Nhóm thứ tư: Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông.

Nhóm thứ năm: Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Nhóm thứ sáu: Khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và TPHCM.

Theo SGGP
Bình luận

Tin khác

Back To Top