Trả lời kiến nghị cử tri

09:12 - Thứ Tư, 15/04/2020 Lượt xem: 9065 In bài viết

2.2. Chính sách trợ cấp gạo cho hộ nghèo trồng rừng thay thế nương rẫy

Năm 2016 huyện Mường Nhé chưa thực hiện được trợ cấp gạo cho các hộ nghèo tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy.

Nguyên nhân một mặt do huyện chưa được phân bổ nguồn kinh phí thực hiện trợ cấp gạo cho các hộ nghèo tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy; mặt khác do UBND tỉnh chưa ban hành mức hỗ trợ gạo cụ thể đối với hộ nghèo tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy.

Năm 2017: Căn cứ Quyết định 07/QÐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND tỉnh Ðiện Biên ban hành mức hỗ trợ cụ thể đối với khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy theo quy định. Huyện tổ chức trợ cấp gạo cho các hộ nghèo tham gia trồng rừng thay thế nương rẫy năm 2016 với tổng diện tích rừng được trợ cấp là 385,90ha; tổng số hộ được trợ cấp 354 hộ, bằng 2.128 nhân khẩu; tổng khối lượng gạo trợ cấp 203.128kg; tổng kinh phí trợ cấp là 2.833.792.000 đồng.

Mức trợ cấp được xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi sang trồng rừng mỗi héc ta không quá 700kg/năm và mỗi khẩu được trợ cấp bình quân 15kg/tháng (trợ cấp đủ theo quy định). Hình thức trợ cấp: Trợ cấp bằng tiền mặt cho các hộ; giá gạo tính trợ cấp 14.000 đồng/kg.

Năm 2018: Do nguồn kinh phí phân bổ không đảm bảo nên huyện chỉ tổ chức chi trợ cấp gạo 6 tháng cho các hộ nghèo tham gia chăm sóc rừng trồng sản xuất năm 2017 (chăm sóc năm thứ 2). Tổng diện tích rừng chăm sóc được trợ cấp gạo là 269,11ha; tổng số hộ được trợ cấp 297 hộ, bằng 1.790 khẩu; tổng khối lượng gạo trợ cấp 84.349kg; tổng kinh phí trợ cấp 1.265.235.000 đồng.

Mức trợ cấp được xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi sang trồng rừng mỗi héc ta không quá 350kg/6 tháng và mỗi khẩu được trợ cấp bình quân 15kg/tháng (90kg/6 tháng). Hình thức trợ cấp: Trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho các hộ; giá gạo tính trợ cấp 15.000 đồng/kg.

Năm 2019: Do nguồn kinh phí phân bổ không đảm bảo nên huyện chỉ tổ chức chi trợ cấp gạo 9 tháng cho các hộ nghèo tham gia chăm sóc rừng trồng sản xuất năm 2018 (chăm sóc năm thứ 3). Tổng diện tích rừng chăm sóc được trợ cấp gạo là 220,24ha; tổng số hộ được trợ cấp 260 hộ, bằng 1.576 khẩu; tổng khối lượng gạo trợ cấp 102.295kg; tổng kinh phí trợ cấp 1.432.130.000 đồng.

Mức trợ cấp được xác định cho từng hộ gia đình căn cứ vào diện tích nương rẫy thực tế chuyển đổi sang trồng rừng mỗi héc ta không quá 525kg/9 tháng và mỗi khẩu được trợ cấp bình quân 15kg/tháng (135kg/9 tháng). Hình thức trợ cấp: Trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho các hộ tham gia chăm sóc rừng trồng; giá gạo tính trợ cấp 14.000 đồng/kg.

                                                     (Còn nữa)

T.K (b/s)
Bình luận
Back To Top