Kinh tếĐầu tư

Đầu tư - Công nghiệp

Lọc dầu Dung Quất đứng trước nhiều thách thức

00:00 - Thứ Ba, 13/01/2015 Lượt xem: 862 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lại bắt đầu bước vào chặng mới khi Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận cho phép được nâng cấp, mở rộng quy mô nhà máy từ 6,5 triệu tấn lên 8,5 triệu tấn sản phẩm năm (giai đoạn 2) .

Lao động kỹ thuật của BSR đang bảo dưỡng nồi chưng cất sản phẩm.

Nguy cơ thiếu nhiên liệu

Được đánh giá là có công nghệ hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á chuyên về chế biến dầu thô ngọt, nhẹ; tuy nhiên, sau hơn 5 năm đi vào vận hành, sản xuất và kinh doanh, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất đang bị đe dọa về việc thiếu nhiên liệu khi nguồn dầu thô (dầu ngọt, nhẹ) từ mỏ Bạch Hổ đang ngày một cạn kiệt nhưng lại gánh hai sứ mệnh quan trọng là xuất khẩu (giá cao hơn các chủng loại dầu thô khác của các nước trong và ngoài khu vực) và phục vụ chế biến của NMLD Dung Quất.

Chủ tịch HĐTV Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) Nguyễn Hoài Giang thừa nhận: “Mỏ Bạch Hổ cho dầu ngọt và nhẹ, là loại dầu chất lượng tốt. Chủng loại dầu này giá cao, trong khi thế giới dùng phổ biến dải dầu chua và nặng, giá thấp. NMLD khi thiết kế xây dựng, mới chỉ dành cho dầu ngọt và nhẹ - dầu mỏ Bạch Hổ”.

Ông Nguyễn Hoài Giang giải thích thêm: “Thực ra, khi thiết kế, xây dựng (giai đoạn 1) đã có nghĩ đến rồi. Nhưng nếu gộp lại cùng thời điểm thì vốn đầu tư quá lớn, trong khi kinh phí nhà nước chưa đáp ứng. Vì vậy, giai đoạn đó chỉ đủ sức thiết kế nhà máy dùng dầu Bạch Hổ. Đến nay mới là thời điểm thích hợp để thực hiện các bước mở rộng, nâng cấp nhà máy để chế biến dầu chua, dầu nặng. Đồng thời, tạo điều kiện cho hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả hơn của công nghiệp hóa dầu”.

Ông Giang tính toán và so sánh: “Trong khi NMLD Dung Quất chi phí dầu thô chiếm 96% tổng chi phí, thì với những nhà máy trên thế giới dùng dầu thô là dầu chua, nặng, chi phí từ 80% - 90%. Với lợi thế so sánh chỉ khoảng 5% - 10% thôi, lợi nhuận đã khác nhau một trời một vực”. Một tín hiệu khả quan cho BSR là năm 2014, BSR đã tiếp nhận một số chuyến tàu dầu Azeri, Champion, Tây Phi, Azerbaijan. Đó là cơ sở để BSR thay thế dần dầu Bạch Hổ trong những năm tới.

Bên cạnh nguy cơ thiếu hụt nguồn nhiên liệu đang đến gần, một vài năm tới NMLD Dung Quất cũng sẽ gặp phải sự cạnh tranh của các NMLD khác đang xây dựng và chuẩn bị xây dựng như các nhà máy lọc - hóa dầu tại Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Rô (Phú Yên) Nhơn Hội (Bình Định)… Theo tiến độ từ chủ đầu tư thì hiện dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đang được thi công hoàn thiện phần đế móng và có thể vận hành vào giữa năm 2017. Dự báo khi đi vào sản xuất kinh doanh, xăng dầu Nghi Sơn sẽ cung cấp toàn bộ thị trường phía Bắc.

Trong khi đó, dự án NMLD Vũng Rô đặt tại tỉnh Phú Yên với tổng giá trị 4 tỷ USD, công suất 8 triệu tấn/năm cũng được dự kiến khởi công xây dựng vào quý 2-2015 và hoàn thành lắp đặt thiết bị vào năm 2018. Đây là dự án 100% vốn ngoại. Sản phẩm của nhà máy này sẽ chiếm lĩnh thị trường phía Nam và có lợi thế lớn nằm gần thị trường tiêu thụ xăng dầu lớn nhất nước là khu vực Đông Nam bộ so với Lọc dầu Dung Quất hiện nay.

Gấp rút nâng cấp, mở rộng

Để chuẩn bị tiếp nhận những nguồn dầu thô mới mà hàm lượng chua, nặng cao hơn dầu Bạch Hổ, BSR đang tối ưu hóa sản xuất bằng việc đầu tư dự án Phân xưởng thu hồi lưu huỳnh (SRU). Hiện tiến độ đạt 59,3%, vượt 2,4% so với kế hoạch. Toàn bộ hạng mục kết nối đã được thực hiện thành công trong giai đoạn bảo dưỡng tổng thể nhà máy. Dự kiến tháng 9-2015 sẽ đưa phân xưởng vào chạy thử, vận hành nhằm nâng cao tỷ lệ chế biến dầu chua nhập khẩu (bao gồm cả dầu ESPO của Nga).

Năm 2015, BSR phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức. Theo ông Nguyễn Hoài Giang, thách thức đầu tiên có thể nói BSR vừa phải vận hành nhà máy hiệu quả, ổn định, an toàn, đồng thời từng bước thực hiện việc nâng cấp, mở rộng nhà máy.

“Bắt đầu từ quý 1-2015, BSR sẽ bắt tay ngay vào chặng mới của công trình từ việc chuẩn bị bộ máy ban quản lý dự án, triển khai phương án thu xếp vốn vay, ký các thỏa thuận cung cấp dầu thô dài hạn, chuẩn bị tài liệu đấu thầu thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED), đồng thời tiếp tục đàm phán với đối tác Gazprom Neft về việc thành lập liên doanh…” - ông Nguyễn Hoài Giang nhấn mạnh.

Việc mở rộng, nâng cấp NMLD Dung Quất cũng đang được tỉnh Quảng Ngãi tích cực ủng hộ. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Lê Viết Chữ cho rằng: “Nâng cấp mở rộng NMLD là ưu tiên số 1 trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Tỉnh sẽ chỉ đạo quyết liệt và hỗ trợ tối đa về mọi mặt để BSR đẩy nhanh tiến độ dự án như giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn khu đất mở rộng nhà máy, di dân tái định cư… Tỉnh cũng sẽ thành lập Ban chỉ đạo trực thuộc UBND tỉnh để phối hợp với Ban quản lý của BSR thúc tiến độ dự án”.

Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) Nguyễn Xuân Sơn lưu ý BSR cần đẩy nhanh tiến độ các bước công việc triển khai, không phải 78 tháng như luận chứng đã chứng minh, mà làm thế nào rút ngắn được 1 năm, nửa năm thì mới nâng cao được hiệu quả. Trong quá trình triển khai, PVN giao toàn quyền cho BSR tổ chức Ban quản lý dự án, tổ chức các khâu công việc, nhưng chịu sự giám sát chặt chẽ, chỉ đạo kịp thời của cả PVN cũng như các bộ, ngành Trung ương, Chính phủ.

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top