Đào tạo ngành nhân học: Cần thiết nhưng còn xa lạ

00:00 - Thứ Sáu, 13/03/2015 Lượt xem: 1203 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Cầm trong tay tấm bằng cử nhân ngành nhân học sau khi ra trường, nhiều bạn trẻ gặp khó khăn rất lớn khi tìm việc, bởi rất ít nhà tuyển dụng hiểu được ngành này đào tạo những gì, học ra có thể làm được công việc gì. Đó là một thực tế đáng buồn. Vậy đâu là giải pháp để quảng bá cho ngành học và để nguồn nhân lực này đáp ứng được nhu cầu từ thị trường lao động.

Thiệt thòi cho sinh viên

Là một ngành khoa học cơ bản, có tính liên ngành cao, ngành nhân học trên thế giới đã phát triển từ hàng trăm năm nay. Với khả năng phối kết hợp nghiên cứu với các ngành khoa học khác cả về lý luận và nghiên cứu ứng dụng nên phổ nghề nghiệp của ngành học này rất rộng. Về lý thuyết, sinh viên tốt nghiệp ĐH ngành nhân học có thể hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, phát triển, quản lý, cứu trợ, chống đói nghèo, bảo tồn, bảo tàng, nghệ thuật… Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đào tạo nhân học mới phát triển trong vài năm trở lại đây và đang gặp không ít khó khăn.

Tìm đầu ra cho các sinh viên ngành nhân học là vấn đề không đơn giản hiện nay.

PGS.TS Nguyễn Văn Sửu, Bộ môn nhân học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội, đơn vị duy nhất ở Việt Nam đào tạo nhân học từ trình độ ĐH đến tiến sĩ cho biết: Thực tiễn từ 2 khóa sinh viên đã tốt nghiệp vừa qua của nhà trường đang đặt ra những vấn đề khó khăn cần giải quyết. Số lượng tuyển sinh đầu vào của ngành còn thấp và chưa ổn định, thường phải xét tuyển tới nguyện vọng 2. Đáng lưu ý là đầu ra còn khá khó khăn. Ngay tại Hà Nội, hằng tuần đều có thông báo tuyển dụng của các cơ quan quốc tế cho nhiều vị trí công tác phù hợp với chuyên môn và kỹ năng của các cử nhân ngành nhân học. Tuy nhiên, hầu hết sinh viên vẫn chưa đủ trình độ tiếng Anh và trải nghiệm cần thiết để tiếp cận thành công công việc đầy tính cạnh tranh song hứa hẹn nhiều triển vọng này. Trong năm 2014 chỉ có các cơ quan trung ương chính thức thông báo tuyển dụng người có bằng ĐH nhân học, như Ủy ban Dân tộc, một số đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực KHXH&NV, các nhà xuất bản… Trong khi đó, nhiều vị trí làm việc thuộc các sở, ban, ngành và địa phương được mô tả rất phù hợp với trình độ, kiến thức, kỹ năng của cử nhân ngành nhân học song vẫn chưa tuyển dụng, trong đó có những lĩnh vực như văn hóa, thể thao, du lịch, lao động, dân tộc, tôn giáo… Đây là một thiệt thòi rất lớn cho sinh viên ngành nhân học.

Đẩy mạnh liên thông, đáp ứng thị trường lao động

Thực tế nói trên có nguyên nhân chính là ngành học này còn mới mẻ với xã hội, chưa có đủ thời gian để được cập nhật và lan tỏa trong toàn xã hội, nhất là ở cấp địa phương. Ngoài ra, ngay trong chính cộng đồng chuyên môn cũng có những hiểu biết chưa thật thỏa đáng về ngành học này cũng như về sự tương đồng và khác biệt giữa nhân học và dân tộc học. Cũng do là ngành mới nên việc đào tạo còn nhiều bất cập, như sinh viên ra trường vẫn bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp về trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Việc đào tạo hiện chưa có sự kết hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu hay bảo tàng, các đối tác trong và ngoài nước, thiếu liên thông với các ngành khoa học khác. Ngay cả việc định hướng mũi nhọn gì cho đào tạo nhân học Việt Nam cũng là một câu hỏi khó.

Bên cạnh những khó khăn, ngành nhân học hiện đang dần được quan tâm nhiều hơn. Sinh viên ngành nhân học được hỗ trợ học bổng vì đây là ngành cơ bản, tỷ lệ sinh viên nguyện vọng 1 đã tăng lên cho thấy xã hội đã biết nhiều hơn về ngành. Tuy nhiên, còn rất nhiều việc phải làm để tháo gỡ những khó khăn cho ngành nhân học; trước tiên là cần được quảng bá rộng rãi hơn nữa để sản phẩm đào tạo khẳng định được chỗ đứng, công tác đào tạo là điều các chuyên gia đặc biệt quan tâm.

PGS.TS Nguyễn Văn Chính, Trường ĐH KHXH&NV cho rằng: Thay vì đào tạo có tính chất khép kín, cần đẩy mạnh đào tạo liên thông ngành nhân học với các ngành, các khoa khác. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn thúc đẩy liên kết hệ thống kiến thức, qua đó thúc đẩy quảng bá ngành nhân học mạnh hơn. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của môn học. Có một số môn học thiếu trầm trọng trong chương trình như: Bảo tồn văn hóa, bảo tàng... trong khi các địa phương hiện nay đều có nhu cầu rất lớn. Hay môn chính sách dân tộc cũng cần nằm trong chương trình đào tạo nhân học bởi vì trong nhân học, mối quan hệ giữa Nhà nước và tộc người là rất quan trọng. Còn theo Viện trưởng Viện Dân tộc học Vương Xuân Tình, hướng đào tạo nhân học nên tập trung vào nghiên cứu vấn đề tộc người.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh việc mở rộng hợp tác và gắn kết ngành nhân học của Việt Nam với thế giới. Ngoài ra, đội ngũ sinh viên ngành nhân học đã tốt nghiệp cần được khảo sát để làm rõ những vấn đề còn bất cập từ công tác tuyển sinh cho tới hoạt động đào tạo và đầu ra để từ đó tìm ra hướng tiếp cận tốt hơn với thị trường lao động.

Theo HNM
Bình luận
Back To Top