Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT

Mừng ít, lo nhiều

00:00 - Thứ Sáu, 16/01/2015 Lượt xem: 1337 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Năm học 2014 – 2015, Trường THPT và Trường PTDTNT – THPT huyện Mường Nhé có hơn 500 học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp. Đây là kỳ thi đầu tiên mà Bộ Giáo dục – Đào tạo đổi mới, lồng ghép giữa 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học. Trước sự đổi mới của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Trường PTDTNT – THPT huyện Mường Nhé đã sớm ban hành kế hoạch điều chỉnh cách học, cách ôn thi giúp học sinh chuẩn bị tâm thế tốt nhất trước sự thay đổi này.

Học sinh lớp 12C1, Trường PTDTNT – THPT huyện Mường Nhé trong giờ học Vật lý.

Trao đổi với chúng tôi, thầy giáo Lê Đình Giang, Phó hiệu trưởng Trường PTDTNT – THPT huyện Mường Nhé, cho biết: Ngay từ đầu năm học 2014 – 2015, nhà trường đã tiến hành khảo sát, phân loại học sinh để sắp xếp các lớp ôn phù hợp. Hướng dẫn, tư vấn học sinh đăng ký nguyện vọng và môn thi tự chọn sao cho trùng với khối thi của kỳ thi cao đẳng, đại học. Cùng với đó, nhà trường thành lập ban tư vấn cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh, học sinh để chuẩn bị tốt về tâm lý, trước việc lồng ghép 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Trường phân công giáo viên có chuyên môn tốt, tâm huyết với nghề… đảm nhiệm nội dung ôn thi cho học sinh từ đầu năm cho đến hết năm học. Chương trình ôn được chia làm 3 giai đoạn; giai đoạn I lồng ghép chương trình với nội dung dạy chính khóa, ôn vào các buổi chiều. Thời gian bắt đầu từ tháng 10 đến hết học kỳ I, với phương châm ôn tập đến đâu học sinh chắc kiến thức đến đó. Sau đó tiến hành kiểm tra lại để khảo sát chất lượng. Giai đoạn II, đội ngũ giáo viên ôn tập trung theo chuyên đề, theo mạch kiến thức và hướng dẫn học sinh phương pháp ôn tập, khả năng ghi nhớ, thời gian bắt đầu từ đầu học kỳ II cho đến cuối năm học. Giai đoạn III, học sinh tự ôn, giáo viên giải đáp mọi vướng mắc của học sinh.

Dự kiến của Bộ Giáo dục – Đào tạo thì đề thi năm 2015 sẽ có thang điểm 20, cấu trúc đề thi cơ bản giống đề thi tốt nghiệp và thi đại học, cao đẳng năm 2014. Tuy nhiên, đề thi sẽ bám sát 4 mức độ của học sinh như: Mức độ nhận biết, mức độ thông hiểu, vận dụng và khả năng vận dụng cao để phân hóa học sinh, làm căn cứ xét tuyển vào cao đẳng, đại học. Cùng với đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo sẽ cử cán bộ làm thi tại các điểm thi có học sinh đăng ký nguyện vọng vào đại học, cao đẳng và địa điểm thi sẽ được đặt tại các tỉnh; mỗi hội đồng thi gồm 2 tỉnh. Còn đối với những học sinh chỉ đăng ký nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT thì hội đồng thi và địa điểm thi được đặt tại trường học sinh đang học. Cũng chính vì ghép 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và cao đẳng, đại học nên nhiều học sinh lo lắng, đặc biệt đối với những học sinh người dân tộc thiểu số. Các em đều băn khoăn không biết địa điểm thi sẽ đặt ở đâu. Nếu địa điểm thi không đặt ở tỉnh Điện Biên thì đây là trở ngại cho những học sinh nghèo, không có điều kiện chi phí đi lại và tìm nơi ăn, nghỉ.

Em Lỳ Hu Chừ (dân tộc Hà Nhì), học sinh lớp 12C1, Trường PTDTNT – THPT Mường Nhé, chia sẻ: Không chỉ riêng em mà rất nhiều bạn trong lớp đều lo lắng về địa điểm thi, cũng có một số bạn đang phân vân không biết có nên đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học hay chỉ xét tuyển tốt nghiệp. Một phần lo đề thi xét tuyển cao đẳng, đại học có kiến thức tổng hợp rộng, một phần vì lo chi phí đi lại tốn kém.

Cùng nằm trên địa bàn huyện, Trường THPT Mường Nhé có 242 học sinh khối 12 năm nay sẽ bước vào kỳ thi chung tốt nghiệp THPT và đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên và học sinh không lo lắng nhiều về sự thay đổi của kỳ thi, song đều có tâm trạng chung là lo lắng về địa điểm tổ chức thi. Theo thầy giáo Phạm Văn Hạ, Hiệu trưởng Trường THPT Mường Nhé thì: Nếu địa điểm thi không đặt ở tỉnh Điện Biên mà ở Sơn La hay Lai Châu, thì nhiều học sinh sẽ không có điều kiện để tham gia nguyện vọng xét vào cao đẳng, đại học. Hiện nay, có khoảng 20% học sinh khối 12 của trường không tham gia xét nguyện vọng cao đẳng, đại học mà chỉ đăng ký thi tốt nghiệp THPT.

Trước chủ trương thay đổi kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh cao đẳng, đại học năm 2015, các học sinh THPT Mường Nhé đã chuẩn bị tốt về mặt tâm lý. Song để học sinh và các bậc phụ huynh, giáo viên chủ động trong việc lập kế hoạch đưa, đón học sinh đến các địa điểm thi cũng như tổ chức, kinh phí đi lại, Bộ Giáo dục – Đào tạo nên sớm công bố các điểm đặt hội đồng thi để học sinh có định hướng đăng ký nguyện vọng ngay từ ban đầu và yên tâm ôn luyện.

Bài, ảnh: Trần Hương
Bình luận
Back To Top