“Kỳ tích” giáo dục Nậm Pồ

00:00 - Thứ Năm, 05/02/2015 Lượt xem: 1346 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Chỉ sau 2 năm thành lập giáo dục Nậm Pồ đã có những  bứt phá ngoạn mục, làm nên “kỳ tích” đóng góp vào sự nghiệp trồng người ở huyện mới. Lý do nào ở một nơi được coi là “đệ nhất khốn khó” ấy lại có được những thành công như vậy? Ai cũng mang theo thắc mắc này khi về thăm những trường đặc biệt khó khăn của huyện Nậm Pồ vào những ngày chuẩn bị đón xuân Ất Mùi.

Về Nậm Pồ vào những ngày này, chúng tôi nhớ lại cách đây 2 năm khi cùng với huyện, giáo dục tách ra “ở riêng”. Khối cơ ngơi tài sản của ngành là 37 trường (mầm non, tiểu học, THCS) với nhiều điểm trường, lớp học khi nhìn vào không thể hình dung ra là nơi cho học sinh học chữ hay “chuồng” nhốt trâu, bò khi chỉ còn trơ trọi khung, cột.

Nhờ có trường, lớp khang trang, chất lượng giáo dục của huyện Nậm Pồ không ngừng nâng lên. Ảnh: ĐỨC LINH

Những trường học mà chỉ nghe tên thôi như: Na Cô Sa, Nà Khoa, Nà Bủng, Nậm Nhừ… ai cũng lắc đầu vì nghèo khó. Sau khi rà soát một loạt các trường qua tổng hợp sơ bộ của Phòng Giáo dục – Đào tạo, chúng tôi thấy “nản” và không khỏi băn khoăn cho sự nghiệp trồng người ở Nậm Pồ. Không biết bao giờ giáo dục Nậm Pồ mới có thể đảm bảo được điều kiện tối thiểu cho học sinh học, ăn, ở bán trú khi mà nguồn kinh phí cấp còn ít ỏi, địa bàn dân cư tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong tỉnh? Nhiều trường trong huyện phòng học trong tình trạng sắp đổ, xập xệ chỉ qua một học kỳ lại phải sửa chữa; chỉ có 8/37 trường đủ điều kiện cho học sinh ăn, ở bán trú. Việc duy trì, đảm bảo học sinh học tập chuyên cần hết sức khó khăn bởi các em phải đi học xa đến vài chục cây số. Thiếu cơ sở vật chất, học sinh không duy trì đảm bảo sỹ số, đồng nghĩa chất lượng giáo dục kém nên con số trường đạt chuẩn quốc gia “khiêm tốn” chưa đầy một bàn tay với 4/37 trường. Để đáp ứng cho năm học đầu tiên, theo tính toán, toàn huyện cần phải tu sửa, làm lại 133 phòng học, 110 phòng nội trú học sinh; và làm mới 69 phòng học, 190 phòng nội trú, bếp ăn. Một con số khổng lồ khiến nhiều người than thở: Hoàn thành được nhiệm vụ giáo dục ở nơi đây đã khó, làm đổi thay, khởi sắc thì quả là một bài toán “hóc búa” khó mà tìm ra được lời giải. Cái khó đầu tiên của ngành giáo dục – đào tạo huyện Nậm Pồ là đội ngũ lãnh đạo trẻ, mới mẻ đều ở các huyện khác điều về, đường đi lại hết sức khó khăn, cách trở, trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh còn nhiều hạn chế…

“Không có việc gì khó, khi có lòng quyết tâm. Càng khó càng phải làm vì làm thì mới biết được khó ở đâu để gỡ dần. Không an cư thì nói gì đến lạc nghiệp” – tôi rất tâm huyết với câu nói đó của thầy giáo Nguyễn Xuân Thuận, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo, huyện Nậm Pồ khi chân ướt, chân ráo đến nhận công tác ở đây. Chính anh là người xông xáo, lăn lộn tất cả các trường khó khăn cùng giáo viên đi vận động phụ huynh, bản, xã góp công, góp sức dựng trường, làm lớp học. Hình ảnh người lãnh đạo ngành giáo dục của một huyện quần xắn đầu gối, trộn vữa, chặt cây, chở cát cùng giáo viên dựng trường, dựng lớp đã khiến giáo viên, phụ huynh, người dân các bản “khâm phục” làm theo. Người ta không còn suy nghĩ về ông trưởng phòng mới toanh: “nói thì hay, cày thì dở” trong ngày đầu phát động công tác xã hội hóa giáo dục.

Kết thúc năm học đầu tiên, giáo dục Nậm Pồ đã làm nên một “kỳ tích” mà bao năm là niềm trăn trở của cấp ủy, chính quyền địa phương về thực trạng giáo dục yếu kém. Toàn huyện đã dựng mới được 116 phòng học, 106 phòng nội trú và nhà công vụ cho giáo viên, 49 bếp ăn tập thể; sửa chữa láng bê tông trên 10.000 mét vuông sân trường và nền nhà... Từ việc xã hội hóa giáo dục đã huy động đầu tư 3,542 tỷ đồng cho việc xây dựng, tu sửa trường lớp học; giáo viên, học sinh và nhân dân đóng góp gần 7.000 ngày công lao động, 379 mét khối gỗ, 922 mét khối sỏi làm nền... Diện mạo mới đổi thay đã tạo đà cho chất lượng giáo dục, sỹ số học sinh được duy trì.

Học sinh Trường Tiểu học Nà Hỳ vui múa hát trong giờ ngoại khóa.

Bước sang năm học thứ 2 (2014 – 2015), giáo dục Nậm Pồ lại như “thay da đổi thịt” bởi nền tảng vững chắc đã được vun vén, tạo dựng đi lên từ gian khó. Nhiều trường đặc biệt khó khăn không còn cảnh “thấp thỏm” lo học sinh bỏ học, lo chỗ ăn ở cho các em và thiếu nước sinh hoạt. Niềm vui nào hơn với các thầy cô bằng các em chăm chỉ đến trường, xin đến học không phải như trước đến từng nhà nói khó để phụ huynh đưa con ra lớp. Các cấp học quy mô trường lớp tăng, tỷ lệ huy động ra lớp đều vượt chỉ tiêu cụ thể: Bậc học mầm non tăng 19 lớp, 415 học sinh; tiểu học tăng 11 lớp tiểu học, 79 học sinh, THCS cũng tăng 22 lớp THCS với 79 học sinh.

Đảm bảo cơ sở vật chất đã tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo, yên tâm giảng dạy và áp dụng các phương pháp mới dạy học đạt hiệu quả. Giáo dục mầm non triển khai thực hiện chương trình giáo dục mới, tăng cường dạy Tiếng Việt chuẩn bị tâm thế cho các em vào lớp 1, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ bán trú. Do vậy, bậc học mầm non không có trẻ suy dinh dưỡng nặng, thấp còi mức độ 2. Tiểu học tăng cường dạy học theo mô hình mới VNEN, phát huy sức sáng tạo học sinh qua các trò chơi dân gian, hoạt động ngoại khóa nên về kiến thức, kỹ năng có 90,2% học sinh hoàn thành. Có phòng học đảm bảo nên bậc THCS học sinh yếu kém được phụ đạo, học sinh giỏi có điều kiện được ôn luyện. Nhờ vậy, tỷ lệ học sinh giỏi đã có nhiều chuyển biến với 4,5% học sinh đạt loại giỏi, 36% đạt khá.

Giáo dục Nậm Pồ đang từng ngày đổi thay bằng mồ hôi, công sức cùng tấm lòng tâm huyết chung tay góp sức của cả giáo viên và phụ huynh. Cho đến nay toàn huyện đã có 146 phòng học “3 cứng”, 30 phòng ở và nhiều công trình nước sạch, nhà vệ sinh, sân chơi cho học sinh góp phần cho huyện có thêm 13 trường phổ thông DTBT, 6 trường đạt chuẩn quốc gia (3 trường được công nhận, 3 trường đã được thẩm định).

Nghiệp trồng người nơi vùng đất gian khó Nậm Pồ nay đang đơm hoa, hứa hẹn cho mùa, trái ngọt. Thành quả đó đâu phải là ngẫu nhiên mà bằng tấm lòng tâm huyết, trách nhiệm và tinh thần đoàn kết của những người “tất cả vì học sinh”.

Hoàng Linh
Bình luận
Back To Top