Tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số đến với nghệ thuật truyền thống

00:00 - Chủ Nhật, 01/05/2016 Lượt xem: 2529 In bài viết
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

Trong đó, các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập, gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống; học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp; danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Có thể thấy, các chính sách ưu đãi nêu trên đặc biệt quan tâm các học sinh dân tộc thiểu số, đối tượng thường gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, học tập. Hơn nữa, lại hướng đến những môn học nghệ thuật dân tộc, truyền thống vốn đang bị mai một và gặp nhiều khó khăn để phát triển trong đời sống. Đây là một chính sách tuy không mới nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy, bảo tồn các giá trị của văn hóa dân tộc và đối với các học sinh dân tộc thiểu số có năng khiếu nghệ thuật.

Việc học tập của trẻ em dân tộc thiểu số gặp nhiều trở ngại ngay từ bậc tiểu học. Nhiều em không thể đến trường do gia đình không có điều kiện hoặc không quan tâm. Nhiều em khác chỉ học hết tiểu học, THCS là phải nghỉ học để trở thành người lao động, phụ giúp gia đình. Chính vì vậy, chính sách miễn giảm phần lớn học phí cho học sinh dân tộc thiểu số là một sự quan tâm cụ thể, thiết thực của Đảng, Nhà nước.

Đối với các cơ sở đào tạo, nhất là các trường dạy nghệ thuật truyền thống, dân tộc như nêu ở trên, việc miễn giảm học phí sẽ giúp nhà trường có thêm điều kiện để tuyển chọn học sinh có năng khiếu đến từ vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, để các nhà trường có thêm động lực đào tạo, giảng dạy những môn học nghệ thuật này, cần sự hỗ trợ hai chiều, có nghĩa là cần có cả những chính sách đối với nơi đào tạo. Thực tế, đã có trường nhiều năm liền đào tạo, lo ăn ở miễn phí cho học sinh người dân tộc thiểu số nhưng do thiếu kinh phí nên bắt buộc phải tạm dừng không xét tuyển, gây hẫng hụt trong đội ngũ giáo viên và thiệt thòi đối với học sinh dân tộc thiểu số có năng khiếu nghệ thuật.

Cùng các chính sách hỗ trợ về học phí, các quy định về nhập học đối với học sinh đối tượng này cần được quan tâm theo hướng đơn giản tối đa các thủ tục, giấy tờ.

Theo ND
Bình luận
Back To Top