Giáo dụcKhoa học

Nguyệt thực toàn phần duy nhất trong năm vào tối 4/4

00:00 - Thứ Tư, 01/04/2015 Lượt xem: 827 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Tối thứ bảy (4/4), hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nguyệt thực toàn phần đầu tiên và duy nhất trong năm 2015 sẽ diễn ra. Tại Việt Nam, người yêu thiên văn có thể quan sát hiện tượng này.

Vào lúc 16 giờ 1 phút Mặt Trăng sẽ đi vào vùng bóng nửa tối; pha một phần bắt đầu lúc 17 giờ 15 phút; pha toàn phần bắt đầu lúc 18 giờ 57 phút; đạt cực đại lúc 19 giờ 00 phút.

Pha toàn phần sẽ kết thúc lúc 19 giờ 2 phút; pha một phần kết thúc lúc 20 giờ 44 phút. Mặt Trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối lúc 21 giờ 59 phút và kết thúc hoàn toàn sự kiện này.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, thời tiết thì vào tối thứ bảy tới trời sẽ rất đẹp và thuận lợi cho việc quan sát.

Với hiện tượng nguyệt thực toàn phần, người yêu thiên văn có thể quan sát bằng mắt thường, nhưng sự kiện sẽ thú vị hơn nếu có ống nhòm hoặc kính thiên văn. Người xem cần lựa chọn khu vực rộng rãi không bị cản bởi các tòa nhà cao tầng, không khí trong lành và tránh ánh sáng đèn để có thể quan sát được rõ hơn.

Được biết, trong năm 2014 ở Việt Nam có một lần quan sát được hiện tượng nguyệt thực toàn phần (ngày 8/10). Lần nguyệt thực một phần tiếp theo ở Việt Nam quan sát được sẽ vào ngày 8/8/2017. Riêng nguyệt thực toàn phần thì phải đợi đến 31/1/2018.

theo VGP
Bình luận
Back To Top