Huyện Mường Ảng không phát triển ồ ạt cây mắc ca

00:00 - Thứ Hai, 05/01/2015 Lượt xem: 1060 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Cùng với cây cà phê, những năm gần đây mắc ca được coi là một trong những giống cây trồng chủ lực ở huyện Mường Ảng. Tuy là loài cây có hiệu quả kinh tế cao, song hàng năm huyện Mường Ảng đều đưa ra định hướng, quy hoạch cụ thể, kiên quyết không để xảy ra tình trạng người dân phát triển ồ ạt cây mắc ca trên địa bàn.

Hiện nay, tổng diện tích cây mắc ca trồng che bóng của toàn huyện là 279ha. Trong đó, có 17ha trồng từ những năm trước. Riêng diện tích trồng mới trong năm 2014 là 262ha chủ yếu tại 3 xã Ẳng Tở, Ẳng Nưa và Ẳng Cang. Hầu hết diện tích trồng xen kẽ cây cà phê. Duy nhất mới chỉ có 1ha thí điểm trồng tập trung tại khu vực bản Bua (xã Ẳng Tở) từ năm 2009 bằng nguồn vốn hỗ trợ của Dự án Danida. Đến năm 2013 diện tích trồng tập trung này đã ra lứa quả bói đầu tiên. Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, thông thường chu kỳ kinh doanh của cây mắc ca từ năm thứ 7 trở đi. Tuy nhiên, 1ha trồng thí điểm ở bản Bua đã cho thu bói sớm hơn so với dự kiến 2 năm, chứng tỏ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nơi đây tương đối thuận lợi, thích hợp với loài cây này. Cây mắc ca có thể cho quả tới 60 năm, thân gỗ có thể dùng trong công nghiệp chế biến gỗ; trong khi đó chi phí phân bón và chăm sóc không mất quá 50.000 đồng/năm. Nếu trồng trên đất dốc, cây mắc ca không chỉ có tác dụng tăng độ ẩm còn có tác dụng giữ đất, hạn chế tình trạng rửa trôi.

Sau 5 tháng trồng, diện tích cây mắc ca của gia đình ông Lù Văn Ánh, bản Huổi Sứa Cuông, xã Ẳng Cang phát triển khá đều.

Do trồng xen kẽ để tạo bóng che mát cho cà phê, không mất nhiều công chăm sóc, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích nên trồng mắc ca xen cây cà phê được xác định là giải pháp để phát triển đều và đem lại lợi ích kinh tế bền vững. Hiện nay, rất nhiều hộ dân có nguyện vọng được hỗ trợ cây giống, tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn chế và cây mắc ca phát triển theo đúng quy hoạch nên huyện Mường Ảng đang thực hiện phương pháp đầu tư dần dần. Từ năm 2014 bằng nguồn vốn Nghị quyết 30a, huyện Mường Ảng đã thực hiện hỗ trợ 100% cây giống để các hộ trồng xen kẽ trên diện tích cây cà phê, với định mức 100 cây/ha. Gia đình ông Lù Văn Ánh, bản Huổi Sứa Cuông, xã Ẳng Cang có 2ha cà phê. Tháng 8/2014, gia đình ông được hỗ trợ 50 cây mắc ca trồng che bóng. Ông tâm sự: Gia đình có nguyện vọng và làm đơn xin được hỗ trợ 100 cây, song chỉ được cấp 50 cây nên trước mắt tập trung trồng xen cây cà phê ở chân đồi. Sau 5 tháng trồng cây mắc ca phát triển khá đều, thân khỏe, không tốn nhiều công chăm sóc. Tới đây, khi xã triển khai chương trình hỗ trợ năm 2015, gia đình ông sẽ tiếp tục xin cấp cây giống để trồng ở khu vực trên cao, tạo bóng che mát cây cà phê.

Thời gian qua, diện tích trồng cây mắc ca ở huyện Mường Ảng tăng khá nhanh; không ít ý kiến lo ngại người dân sẽ trồng ồ ạt dễ dẫn đến tình trạng phá vỡ quy hoạch. Song theo khẳng định của ông Ngô Cương Quyết, Phó phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Mường Ảng thì hoàn toàn không có chuyện phát  triển ồ ạt cây mắc ca. Hàng năm, dựa trên kết quả khảo sát và phương án được tính toán, xây dựng kỹ lưỡng huyện đều đề ra chỉ tiêu trồng cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2015, huyện Mường Ảng đề ra chỉ tiêu trồng mới 290ha, nâng tổng diện tích cây mắc ca trồng che bóng cà phê lên 569ha. Để đảm bảo chỉ tiêu, kế hoạch, hiện nay huyện Mường Ảng đã khẩn trương chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn thực hiện rà soát, kiểm tra quỹ đất trên địa bàn, đặc biệt tại các xã tập trung diện tích cây cà phê lớn, như: Ẳng Nưa, Ẳng Tở, Ẳng Cang và Ngối Cáy. Hy vọng với chiến lược cụ thể, định hướng rõ ràng, cây mắc ca trên đất Mường Ảng sẽ phát huy hiệu quả thiết thực, không đơn thuần là loài cây che bóng cho cây cà phê mà còn mang lại giá trị kinh tế, giúp người dân địa phương thêm cơ hội xóa đói giảm nghèo.

Bài, ảnh: An Biên
Bình luận
Back To Top