Tạo cơ hội để người nghèo vươn lên

00:00 - Thứ Sáu, 09/01/2015 Lượt xem: 1370 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Nhiều năm nay, cái tên Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã trở nên quen thuộc với người dân huyện Mường Nhé. Nhờ được vay vốn ngân hàng nhiều hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất đã có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Nhờ đồng vốn NHCSXH, nhiều hộ dân huyện Mường Nhé mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi đại gia súc, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Mường Nhé cho biết: Là huyện có địa bàn rộng, giao thông khó khăn. Để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận thuận tiện vay và trả lãi, Phòng đã mở 10 điểm giao dịch tại 10 xã với 145 tổ tiết kiệm và vay vốn tại các thôn, bản. Ngoài ra, phòng tích cực phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện ủy thác vay vốn với các tổ chức hội, đoàn thể: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân huyện… để người dân tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn. Vì là tổ chức tín dụng mang tính chất đặc thù phục vụ công cuộc xóa đói giảm nghèo, bởi vậy, hơn 10 năm qua, Phòng Giao dịch NHCSXH Mường Nhé luôn đảm bảo giải ngân vốn đúng đối tượng; thực hiện giao dịch đến tận xã mỗi tháng một lần vào ngày cố định. Khi ngày giao dịch trùng với ngày nghỉ (thứ 7 hoặc chủ nhật), cán bộ tín dụng  giữ nguyên lịch làm việc như thường lệ. Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng đã giúp 5.433 hộ nghèo được vay vốn với tổng dư nợ hơn 109 tỷ đồng.

Không ít hộ nghèo nhờ nguồn vốn vay ngân hàng cùng với việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích mà làm nên chuyện, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên phát triển kinh tế. Một số gia đình mạnh dạn xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, như: nuôi trâu, bò theo mô hình trang trại tập trung, mở nhiều ngành nghề kinh doanh dịch vụ đã mang lại hiệu quả kinh tế. Điển hình như gia đình bà Lùng Thị Ùm, bản Trạm Púng, xã Quảng Lâm được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, dám nghĩ dám làm, năm 2004 đã vay 10 triệu đồng từ NHCSXH huyện đầu tư chăn nuôi trâu, bò. Đến nay, sau 10 năm nỗ lực, gia đình bà Ùm có trang trại gần 70 con trâu, bò; mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Bà Ùm cho biết: Tiền thu nhập từ bán trâu, bò giúp tôi trả hết nợ ngân hàng, có tiền tiết kiệm. Ngoài ra, tôi còn có nguồn vốn để mở rộng sản xuất, cuộc sống ngày càng khấm khá hơn. Hay như gia đình ông Khoàng Văn Ơn, xã Mường Toong; trước năm 2010, thuộc hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất. Được NHCSXH huyện cho vay 15 triệu đồng, đầu tư đào ao nuôi cá, kết hợp với chăn nuôi lợn, mỗi năm cho thu nhập ổn định từ 15 – 20 triệu đồng.

Có được vốn đã khó, để đồng vốn sinh lời còn khó hơn, nhất là với hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, hộ chưa có việc làm ổn định… Vì vậy, để đồng vốn đến tay người dân đạt hiệu quả cao, Phòng giao dịch NHCSXH huyện không chỉ giải ngân nguồn vốn tín dụng, mà còn tư vấn, hỗ trợ người nghèo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả. Cùng với đó, Phòng chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể huyện tổ chức phổ biến, hướng dẫn các hộ vay vốn áp dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh, tìm mô hình làm ăn phù hợp cho bà con học tập, áp dụng để phát huy hiệu quả nguồn vốn, nâng cao thu nhập cho các hộ dân.

Bài, ảnh: Thu Hằng
Bình luận
Back To Top