Khi cây chè tìm được chỗ đứng

00:00 - Thứ Sáu, 16/01/2015 Lượt xem: 1636 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Từ lâu, chè Shan tuyết đã được khách thập phương biết đến và trở thành đặc sản của vùng cao nguyên đá Tủa Chùa. Nhận thấy chè là cây “đa năng, đa lợi ích”, đặc biệt góp phần giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo, huyện Tủa Chùa tập trung phát triển vùng chè theo hướng hàng hóa.

Người dân bản Tà Là Cáo, xã Sính Phình chăm sóc cây chè.

Huyện Tủa Chùa có hơn 8.000 gốc chè cổ thụ, trong đó có 12 cây được Viện chè Việt Nam khoanh vùng bảo vệ nguồn gen và chọn làm giống để nhân rộng. Đây là giống chè quý, mọc tự nhiên, không chịu sự tác động của hóa chất trong quá trình chăm bón nên có chất lượng tốt, đảm bảo sạch, an toàn. Ngoài chè cây cao, Tủa Chùa còn có hàng trăm héc ta chè Shan tuyết cây thấp mới trồng trong những năm gần đây. Vùng chè Tủa Chùa tập trung chủ yếu ở 4 xã phía Bắc là Sính Phình, Tả Phìn, Tả Sìn Thàng và Sín Chải. Với chính sách trợ giá của Nhà nước, hiện nay chè búp tươi có giá trung bình từ 12.000 - 13.000 đồng/kg. Mỗi năm thu nhập từ cây chè đã đem lại nguồn thu không nhỏ cho người dân. Bởi vậy, đối với không ít gia đình nơi đây, chè đã trở thành cây “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà”.

Vừa thoăn thoắt làm cỏ, vun đất cho những gốc chè cây thấp, anh Sùng A Chung, bản Tà Là Cáo, xã Sính Phình cho biết: Gia đình tôi có gần 5.000m2 chè, cho thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. Nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước, mỗi năm gia đình tôi thu hơn 10 triệu đồng từ bán chè, tăng thu nhập cho gia đình.

Để phát triển vùng chè Tủa Chùa, nhiều giải pháp được huyện tích cực triển khai. Định hướng đến năm 2020 huyện Tủa Chùa sẽ xây dựng vùng quy hoạch chuyên canh cây chè. Riêng trong năm 2014, huyện tập trung thực hiện Dự án phát triển vùng chè các xã phía Bắc, trồng mới gần 41ha, nâng tổng diện tích chè toàn huyện lên 557,1ha. Ông Đỗ Xuân Huấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tủa Chùa cho biết: Cây chè đang dần có chỗ đứng bền vững, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân. Năm 2015, cùng với việc phục hồi diện tích chè cổ thụ hiện có, Phòng NN - PTNT phối hợp với các phòng, ban liên quan vận động người dân tiếp tục trồng mới 20ha chè.

Nhằm phát triển vùng chè xứng với tiềm năng, góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo bền vững, huyện Tủa Chùa chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã vùng dự án chè phân công cán bộ vận động nhân dân tự nguyện trồng và chuyển đổi diện tích đất nương sang trồng chè, hướng dẫn kỹ thuật cho từng nhóm hộ quy trình trồng, chăm sóc. Thay vì trồng ồ ạt, dàn trải như trước  đây, hiện nay huyện cho các hộ dân đăng ký và cử cán bộ xuống tận địa bàn kiểm tra, hộ nào đủ các điều kiện và thật sự thiết tha, gắn bó với cây chè mới được tham gia trồng mới. Các hộ trồng chè dự án đều được hỗ trợ 100% cây giống, phân bón và hỗ trợ gạo theo quy định. Thời gian ươm giống chè cũng được nâng từ 8 tháng lên 14 tháng để đảm bảo tỷ lệ cây sống sau khi trồng; hướng dẫn nhân dân cách chăm sóc, bảo vệ chè. Nhờ vậy, diện tích chè mới trồng phát triển tốt. Toàn huyện hiện có 273ha chè cho thu hoạch, nâng sản lượng chè búp tươi trong năm 2014 lên 71 tấn, chế biến được hơn 10 tấn chè khô. Ngoài ra, các điểm thu mua, xưởng chế biến đã được xây dựng gần trung tâm các xã, đảm bảo việc thu mua chè tươi cho nhân dân thuận tiện, chế biến kịp thời để khuyến khích người dân trồng, chăm sóc và thu hái chè, nâng cao thu nhập.

Bài, ảnh: Thu Hằng
Bình luận
Back To Top