Noong Luống chuẩn bị rau xanh phục vụ tết

00:00 - Thứ Sáu, 16/01/2015 Lượt xem: 1294 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Đến xã Noong Luống (huyện Điện Biên) thời điểm này, đâu đâu cũng thấy bà con tất bật bên những ruộng rau xanh ngút tầm mắt. Những năm gần đây, do trồng rau xanh cho thu nhập cao gấp nhiều lần trồng lúa, trồng ngô nên nông dân Noong Luống đã tập trung chuyên canh rau xanh. Thu nhập cao từ rau, nên đời sống nhân dân ngày một khấm khá.

Cánh đồng rau xanh Noong Luống sau trận mưa vừa qua như khoác thêm tấm áo mới; bắp cải, su hào và nhiều loại rau khác xanh mơn mởn. Những năm gần đây, do thấy rõ được lợi thế trồng rau xanh cao gấp đôi, gấp ba trồng lúa, nên người dân chuyển đổi phần lớn đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau xanh các loại. Lúi húi bên giàn đỗ leo với diện tích 2.000m2 đang trong thời kỳ cho thu hái, chị Trần Thị My, đội 18 tâm sự: Năm nay rau xanh tương đối được giá lại rất dễ bán. Giá cà chua tại thời điểm này chị bán buôn từ 9.000 – 11.000 đồng/kg, đỗ leo 5.000 – 7.000/kg, bắp cải, su hào giá dao động từ 6.000 – 9.000 đồng/kg; dưa leo 9.000 – 12.000 đồng/kg. Giá rau xanh thời điểm này tăng gấp rưỡi so với năm ngoái; thậm chí cà chua giá tăng gấp 3 lần, nên chị My rất phấn khởi. Ngoài chuyên canh các loại rau (củ, quả) chị My còn trồng rau gia vị chuẩn bị phục vụ thị trường tết. Chị My bảo: Bây giờ người nông dân làm nông nghiệp nhàn hơn trước. Từ hạt giống rau cho tới thuốc BVTV đều được chào bán tận nơi, giá cả hợp lý, mình không phải lên tận đại lý trên huyện, trên tỉnh để mua như trước. Kể cả rau xanh, thu hái xong là có thương lái về tận vườn thu mua, không mất thời gian đem ra chợ, nên phần lớn thời gian trong ngày gia đình chị tập trung nhân lực tại vườn. Người thu hái, người tưới, người bó rau thành phẩm.

Chị Trần Thị My thu hái đỗ leo.

Tới vườn cà chua của gia đình chị Nguyễn Thị Tuyến, đội 18 mới thấy hết sự khẩn trương, để chuẩn bị rau cho thị trường Tết Nguyên đán. Chị kể: Năm ngoái, cà chua có 3.000 đồng/kg, có lúc giảm xuống 2.000 đồng, nên năm nay gia đình không mở rộng diện tích nữa, mà tập trung vào 3.000m2 hiện có. Kinh nghiệm lâu năm trồng cà chua cho thấy, phải thường xuyên thay đổi giống mới thì quả mới to; bởi vậy nên năm nào chị cũng mua giống tại các nhà vườn ở Hà Nội về trồng. Trung bình cứ 1.000m2 sẽ cho thu hoạch từ 7 – 9 tấn cà chua, song năm nay cà chua bị nhiều bệnh lạ, nên chết nhiều dẫn tới giá cà mới đội lên cao như vậy. Tuy được giá nhưng sản lượng cà chua không bằng năm trước, chỉ đạt 4 – 6 tấn/1.000m2; trừ chi phí thu về 70 triệu đồng/vụ. Nếu so với trồng ngô, lúa, thì trồng cà chua cho thu nhập cao gấp 3 lần.

Thu nhập từ rau cao, nên hiện nay, ở các đội 17, 18, 19 và nhiều nơi khác trong xã nông dân đều chuyển đổi phần lớn diện tích ruộng sang trồng rau xanh. Anh Hà Văn Tiên, đội 19 cho biết: Hiện nay, gia đình đang tập trung trồng rau gia vị ngắn ngày kịp thu hoạch đúng dịp Tết Nguyên đán. Rau gia vị có thể trồng gối vụ, sau khi thu hoạch bắp cải, su hào là trồng thế vào diện tích đó. Với ưu điểm thời gian thu hoạch ngắn ngày, chỉ từ 40 – 50 ngày/lứa nên nhanh lấy lại vốn. Cứ 1.000m2 rau gia vị cho thu nhập từ 25 – 30 triệu đồng, trừ chi phí thu về 20 triệu đồng/lứa.

Tết Nguyên đán đang tới gần, để chủ động rau xanh cung cấp cho thị trường, người dân Noong Luống ngày lại ngày quanh quẩn bên ruộng rau. Tất cả như hối hả hơn để sản phẩm của mình làm ra được thị trường đón nhận, từ đó cho thu nhập cao, từng bước thoát nghèo. Tới Noong Luống, đường bê tông hóa bằng phẳng, nhiều nhà ngói trước đây đã thay bằng các kiểu kiến trúc biệt thự đa dạng, mới thấy người dân Noong Luống đã tự tìm tòi, học hỏi để làm giàu bằng chính sức lao động và bằng vòng quay của đồng đất. Từ chỗ là xã khó khăn, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là đưa các loại rau màu vào sản xuất quanh năm, nhiều hộ đã trở thành triệu phú.

Bài, ảnh: Thành Đạt
Bình luận
Back To Top