Thị trường hàng hóa ở TX. Mường Lay

Thưa vắng cảnh bán mua

00:00 - Chủ Nhật, 25/01/2015 Lượt xem: 1493 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Hai năm trước, trên khắp các tuyến đường thị xã Mường Lay, những đại lý, cửa hàng buôn bán bánh kẹo, rượu bia cho và cả quán ăn sáng, ăn đêm… mọc lên san sát, người mua, kẻ bán ra vào tấp nập. Thế nhưng giờ đây, khi đã ổn định trở thành thị xã tái định cư, lẽ ra thị trường hàng hóa phải phong phú thì ngược lại hàng hóa tại TX. Mường Lay lại ngày càng “nghèo” đi, sức tiêu thụ cũng giảm mạnh. Thậm chí, một số cửa hàng trước đây là đại lý, đầu mối lớn nhất nhì thị xã phải chuyển đổi mục đích sử dụng.

Cách đây 2 năm, thị xã Mường Lay nhộn nhịp như một công trường lớn với nhiều dự án, công trình: đường sá, cầu cống, trường học, chợ... được đầu tư xây dựng. Đồng nghĩa với đó là việc một số lượng lớn công nhân đổ dồn về thị xã “hẹp trong một tầm tiếng gọi”. Do đó nhu cầu lương thực, thực phẩm để cung cấp cho cả đại công trường thị xã Mường Lay tăng cao, nhất là giai đoạn 2008 - 2012. Đây cũng là giai đoạn hàng hóa trên địa bàn Mường Lay “lên ngôi”, mọi người, mọi nhà kinh doanh, làm đại lý tổng hợp.

Một cửa hàng tạp hóa trên địa bàn phường Na Lay, thị xã Mường Lay vắng khách.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Ngô Xuân Chiến, Đội quản lý thị trường số 4, thị xã Mường Lay, “vẽ” lại bức tranh thị trường sôi động cách đây 2 năm. Thời điểm đó, trên địa bàn Mường Lay có 241 hộ kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm có giấy đăng ký và hàng trăm hộ buôn bán theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ, không cố định. Tuần nào cũng có từ 2 - 3 xe tải chở hàng hóa từ dưới xuôi lên, mỗi xe gần chục tấn hàng. Các mặt hàng cũng phong phú đa dạng, từ thực phẩm thiết yếu như mì tôm, nước giải khát... đến những loại bánh nhập ngoại đắt tiền đều được nhập về. Chính vì thế, nhiều gia đình cũng “phất” lên trông thấy từ việc kinh doanh hàng tạp hóa.

Cũng hồi tưởng lại thị trường hàng hóa nhộn nhịp mấy năm trước, chị Nguyễn Thị Hoa, chủ đại lý hàng tạp hóa, phường Na Lay, cho biết: Những năm trước, hàng tạp hóa bán chạy lắm, nhất là nước ngọt và mì tôm. Có khi vừa nhập hàng xong hôm nay thì mai đã “cháy” hàng. Gia đình anh Nguyễn Văn Toàn, bán hàng tạp hóa ở phường Sông Đà nhớ lại: Thời điểm năm 2012 nhà mình lúc nào cũng chật cứng người ra vào mua bán. Có những ngày mở cửa đến tận 12 giờ đêm nhưng vẫn còn khách tới mua hàng. Thu nhập cũng khá nên cuộc sống gia đình đỡ vất vả.

Từ trước đến nay, khái niệm “nghèo” thường chỉ dùng để nói về cuộc sống của người dân, chứ không ít ai nói “nghèo” hàng hóa. Thế nhưng, đây là thực trạng đang diễn ra trên địa bàn thị xã Mường Lay 2 năm trở lại đây. Các cửa hàng, đại lý tạp hóa vốn sôi động tấp nập 2 năm trước, thì nay vắng vẻ thưa thớt. Buôn bán ế ẩm nên hàng hóa cũng thiếu đi sự đa dạng về mẫu mã, nhất là hàng nhập ngoại gần như không còn.

Dạo một vòng quanh các con đường khu Cơ Khí, Nậm Cản - một thời từng tấp nập buôn bán nay “vắng như chùa Bà Đanh”, nếu có cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Chị Nguyễn Thị Hiền, chủ đại lý tạp hóa Hưng Hiền, phường Na Lay một trong những cửa hàng tạp hóa lớn nhất Mường Lay, cho biết: Trước đây có những ngày gia đình mình có thể bán được gần trăm triệu đồng, thế nhưng 2 năm nay thì buôn bán ế lắm chỉ đủ tiền trang trải việc gia đình, thậm chí còn thua lỗ. Mì tôm trước là mặt hàng bán chạy nhất, mỗi tuần có thể bán được gần 1.000 kiện mì tôm, thậm chí nhiều tuần còn không có hàng để bán, nhưng nay thì chỉ bán được 100 kiện/tuần. Đó là với cửa hàng lớn còn cửa hàng trung bình, nhỏ lẻ thì tiền lãi không đáng là bao, thậm chí có ngày còn không bán được gì.

Khảo sát nhanh tại 10 cửa hàng tạp hóa ở phường Na Lay và Sông Đà, chúng tôi nhận thấy các mặt hàng được bày bán chủ yếu là bánh kẹo, nước giải khát và mì tôm... loại có mức giá trung bình, chứ không phải loại cao cấp. Bởi, theo chị Vũ Thị Nhường, chủ cửa hàng bánh kẹo ở phường Sông Đà thì các mặt hàng đắt tiền, các sản phẩm ngoại nhập trước đây còn có, chứ giờ ít ai nhập về vì không bán được. Cũng trong 10 cửa hàng khảo sát ngẫu hứng, chúng tôi đều nhận được câu trả lời: Thị trường hàng hóa đang ngày càng “nghèo” đi kể cả mẫu mã và sức tiêu thụ. Chị Vũ Thị Én, bán hàng bánh kẹo ở chợ Đồi Cao, phường Sông Đà than thở: Chán lắm chú ạ, ngồi cả ngày chẳng thấy “ma” nào đến mua. Trong khi tiền thuê ki ốt, tiền điện “ngốn” cả triệu đồng. Trước đây nhộn nhịp bao nhiêu thì giờ vắng vẻ bấy nhiêu.

Theo anh Ngô Xuân Chiến, năm 2014, số hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Mường Lay là 261 hộ, tăng 20 hộ so với năm 2012. Nghe thoáng qua thì có vẻ việc kinh doanh có tín hiệu khả quan, nhưng thực tế thì lại khác xa. Tăng 20 hộ kinh doanh chủ yếu về xay xát, hàn xì còn các hộ kinh doanh bánh kẹo, ăn uống giảm mạnh. Như gia đình ông Vũ Như Toản, phường Na Lay, là chủ đại lý bán hàng tạp hóa lớn nhất Mường Lay những năm trước, nhưng 2 năm trở lại đây thì cửa hàng của ông chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí gần như ngừng hoạt động vì không bán được hàng. Bên cạnh đó, một số hộ trước đây đã từng kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng bây giờ đã phải chuyển đổi mục đích sử dụng vì không có khách. Điển hình cửa hàng Thu Nga, phường Na Lay trước đây từng bán bún phở nhưng giờ chuyển sang kinh doanh đồ nội thất. Chị Nga cho biết: Nhà mình chuyển sang bán đồ nội thất từ hơn một năm nay, chứ bán phở giờ có mà chết đói!

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là bởi hầu hết công trình xây dựng tái định cư trên địa bàn thị xã đã cơ bản hoàn thành nên công nhân cũng được rút đi. Cả thị xã chỉ với 2 phường, 1 xã nên hàng hóa cũng “nghèo” theo. Một nguyên nhân khác là sau khi tái định cư, người dân thiếu đất sản xuất, nhiều hộ chuyển đổi ngành nghề nhưng chưa mang lại hiệu quả dẫn đến thu nhập hạn chế nên sức mua giảm.

Dù biết cung - cầu về hàng hóa là do mỗi người, thế nhưng để hài hòa giữa cung và cầu, tránh tình trạng như hiện nay: cung quá lớn, còn cầu quá bé thì các hộ kinh doanh cần có hướng kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Phong Vân
Bình luận
Back To Top