Khoanh nuôi, trồng rừng ở Tuần Giáo:

Chờ ngáy“hái quả”

00:00 - Thứ Sáu, 27/03/2015 Lượt xem: 1503 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Rừng trồng theo Quyết định 327 và Dự án 661 đã được Nhà nước giao cho những hộ dân ở huyện Tuần Giáo từ cuối thập niên 90 (thế kỷ XX) và đầu những năm 2000. Sau hơn 10 năm gắn bó, vun xới, chăm sóc, bảo vệ rừng cây, thành quả mang lại cho bà con Tuần Giáo là những cánh rừng mướt mát xanh của các loại cây: keo, mỡ, giổi… thẳng tắp vi vu trong gió. Nhưng, trái với những thân cây mỗi ngày một lớn lên, tỏa bóng này, lại ẩn chứa nỗi niềm ưu tư, trăn trở về quyền lợi xứng đáng với công sức bỏ ra của những người đã nhân lên màu xanh của rừng, những vướng mắc về cơ chế và sự trôi dạt, đổi thay của thời gian…

Gia đình ông Quàng Văn Hịa chăm sóc và bảo vệ rừng.

Những người gieo hạt

Ấn tượng mạnh với những cánh rừng nơi đây nên chúng tôi tìm gặp những người đóng góp công sức để làm nên màu xanh cho rừng Tuần Giáo. Người đầu tiên chúng tôi gặp là ông Quàng Văn Hịa, khối Đồng Tâm, thị trấn Tuần Giáo - chủ nhân đang sở hữu, bảo vệ, chăm sóc 32ha rừng thuộc địa phận thị trấn Tuần Giáo và xã Chiềng Sinh. Khi chúng tôi đến, ông Hịa đang tất bật chuẩn bị dụng cụ lên phát đường băng cản lửa bởi “mùa đốt nương” đã đến. Sinh ra và lớn lên gắn bó với cây rừng nên màu xanh của cây rừng, tiếng hót của chim muông, róc rách suối chảy trong rừng cây rợp bóng như ngấm vào máu ông Hịa. Năm 2002 khi có chủ trương giao rừng cho các hộ dân trồng, chăm sóc, bảo vệ theo Dự án 661, ông Hịa đã bàn bạc gia đình mạnh dạn nhận 32ha đất trồng rừng. Ngày ấy mọi người ai cũng phân vân, ái ngại vì số diện tích gia đình nhận chủ yếu là rừng nghèo và đồi trọc, trong khi đó lao động chính trong gia đình không ai ngoài ông Hịa, bởi 2 con còn nhỏ rồi lớn lên đi học, đi làm xa, vợ ông thì chỉ quanh quẩn lo cơm nước, ruộng vườn... Với quyết tâm giữ, nhân lên màu xanh cho rừng và để con cháu sau này được hưởng lợi, đã thôi thúc ông Hịa không quản khó khăn, vất vả lên kế hoạch và bắt tay vào đầu tư trồng, chăm sóc diện tích rừng nghèo, đồi trọc ấy. Những năm đầu, ngày nào ông Hịa cũng ăn ngủ trong rừng rồi thuê người trồng mới 5ha keo, 5ha mỡ, 2ha tre và phát tỉa dọn dẹp từng cây leo cho rừng tái sinh. Nghề rừng không những vất vả mà còn đòi hỏi sự cẩn trọng từng ngày phải quan tâm sát sao. Bởi chỉ cần lơ là, xao nhãng là rừng bị chặt hạ, bị đốt phá thì công sức đổ xuống sông, xuống biển.

Câu chuyện của chúng tôi vẫn đang diễn ra nhưng thấy ông Hịa như đang có điều gì đó lo lắng không yên. Thì ra những ngày này đang là mùa hanh khô, người dân đốt nương khiến ông lo lắng “sức khỏe” cánh rừng của mình. Chính vì lẽ đó, khi chúng tôi bày tỏ muốn lên thăm cánh rừng liền được ông nhiệt tình dẫn đi ngay. Đã 13 năm chỉ có một mình là chủ lực gắn bó với cánh rừng rộng 32ha khiến người đàn ông này thông thuộc từng gốc cây, vạt cỏ, ngóc ngách. Đến khu rừng ở khe Huổi Quái Tai, ngắm nhìn những cây giổi, keo, mỡ… thẳng tăm tắp, người ôm không xuể chúng tôi thấy được giá trị công sức và việc giao rừng cho người dân đã mang lại hiệu quả như thế nào. Cánh rừng này còn là vùng đầu nguồn của con suối phục vụ cho các hộ dân xung quanh thả cá, sinh hoạt.

Ông Quàng Văn Hịa chia sẻ: Bây giờ thì đỡ nhiều rồi, chỉ việc trông nom, bảo vệ và phát đường băng cản lửa vào mùa khô thôi, chứ trước đây khi mới nhận giao rừng thì vất vả lắm… Mỗi năm gia đình đầu tư khoảng 20 triệu đồng tiền nhân công chăm sóc rừng.

Từ cánh rừng nhà ông Hịa trở ra chúng tôi rẽ vào thăm nhà ông Nguyễn Văn Binh, chủ nhân 9,6ha rừng giáp ranh rừng nhà ông Hịa. Cũng như gia đình ông Hịa, ông Binh khoanh nuôi, bảo vệ nhận rừng từ năm 2002 khi từ giã quê hương Hà Tây (cũ) lên Tuần Giáo lập nghiệp. Theo khế ước giao đất, giao rừng năm 2002, gia đình ông Binh được phép trồng rừng và cây đặc sản, tận thu để chăn nuôi trong khoảng đất chưa sử dụng. Do diện tích rừng ít lại định cư ngay trên mảnh đất rừng được giao, gia đình có đủ lao động nên gia đình ông không chỉ trồng thêm mỡ, quế mà còn xen nhiều loại cây ăn quả, như: Nhãn, mít, chuối và chăn nuôi lợn, gà, vịt… trên nửa diện tích 9,6ha được giao.

Diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ ở Tuần Giáo phát triển tốt.

Xa xôi ngày thu hoạch

Trồng rừng, bảo vệ rừng là thế nhưng những người như ông Hịa, ông Binh vẫn chưa được thu hoạch, hưởng lợi từ rừng theo chính sách giao khoán rừng. Hiện nay, diện tích Lâm trường Tuần Giáo cũ (nay thuộc quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Tuần Giáo) giao cho các hộ dân huyện Tuần Giáo chưa được thu hoạch, hưởng lợi hoặc quyết toán lợi tức từ những cánh rừng này. Theo quy định, đây là rừng thuộc Dự án trồng mới 5 triệu héc-ta rừng được Quốc hội phê chuẩn bằng Nghị quyết số 08/1997/QH10, được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện bằng Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 (gọi tắt là Dự án 661). Muốn khai thác dự án này phải có phương án khai thác và tái tạo rừng được cấp tỉnh phê duyệt. Theo quy định, sau 7 năm số rừng cây keo trồng mới sẽ được phép khai thác, 10 năm các hộ nhận rừng sẽ được quyết toán và hưởng 50% lợi tức từ những diện tích cải tạo rừng nghèo, đất trống, đồi núi trọc. Vậy nhưng đã gấp đôi thời gian 7 năm, cánh rừng keo của nhà ông Hịa, ông Binh và những hộ nhận rừng từ Lâm trường Tuần Giáo năm nào vẫn mắc kẹt, không thể khai thác. Người nhận rừng chưa được hưởng lợi một cách chính đáng từ rừng bởi một nguyên nhân khá chủ quan: Một trận lụt đã làm hỏng toàn bộ chứng từ, sổ sách để quyết toán tại lâm trường.

Ông Lê Duy Minh, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tuần Giáo cho biết: Những bản sao văn bản, chứng từ về rừng giao cho các hộ ở huyện Tuần Giáo vẫn được Kho bạc Nhà nước tỉnh lưu giữ nhưng vì sao lưu bằng giấy than nên đến nay đã phai nhạt không thể xác định được. Ban Quản lý rừng phòng hộ Tuần Giáo đã có văn bản đề nghị lên UBND huyện Tuần Giáo, các sở ban ngành tỉnh giải quyết nhưng vẫn chưa tìm ra phương án khả dĩ.

Có một thực tế là những hộ dân nhận rừng ở các địa phương này vẫn đang chặt lẻ cây để bán. Thực trạng này mang đến thiệt hại kép. Thứ nhất, người dân chỉ bán lẻ không có đầu mối thu mua chính thức nên bị tư thương ép giá, giá 1m3 gỗ chỉ khoảng 700 nghìn đồng, gần như giá bán củi. Thứ hai, do không quản lý được việc mua, bán gỗ sai quy định này cộng với việc một số hộ “đánh bùn sang ao” bán cả gỗ rừng sản xuất, sản phẩm tận thu lẫn gỗ rừng phòng hộ đang làm cho rừng nơi đây “chảy máu”. Rất cần một giải pháp khả thi, nhanh chóng từ các cấp để người dân thực sự gắn bó và thu “quả ngọt” từ rừng.

Phạm Dương
Bình luận
Back To Top