SEA Games 28-2015: Nước mắt, nụ cười và vinh quang

00:00 - Thứ Ba, 09/06/2015 Lượt xem: 1048 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} SEA Games luôn là một cuộc thi đấu đầy màu sắc, đầy cảm xúc. Thêm một lần nữa, tại SEA Games lần thứ 28 tổ chức ở Singapore mang nhiều dư vị cảm xúc khó diễn tả đầy đủ.

SEA Games hay bất kỳ Đại hội thể thao nào khác, đều mang ý nghĩa là cuộc tranh tài tổng thể chứ không riêng lẻ bất cứ môn nào. Với thể thao Việt Nam, trong từng cuộc đấu đã diễn ra tại SEA Games 28 tính tới thời điểm này, thật nhiều giây phút ý nghĩa được nhắc tới. Chúng ta biết rằng, SEA Games với ý nghĩa chuyên môn phảng phất chút nào “ao làng” Đông Nam Á. Tuy nhiên, từng tuyển thủ như Nguyễn Thị Như Ý (judo), Phan Thị Hà Thanh (TDDC), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), Nguyễn Thị Thanh Phúc (điền kinh), Trần Thị Len (đấu kiếm)… mỗi nội dung họ ra tranh tài đều mang lại xúc cảm.

Nước mắt rơi trên gò má Phan Thị Hà Thanh khi cô bị đau vì chấn thương mà không đạt kết quả như ý trong ngày thi đấu đồng đội hôm 7-6 là giây phút xúc động khó tả. Nhiều người bảo đã là VĐV ngự trên đỉnh vinh quang các giải thế giới, ASIAD hoặc dự Olympic thì một cuộc đấu cỏn con SEA Games nghĩa lý gì. Điều ấy về chuyên môn có thể đúng. Nhưng về tâm thế của VĐV, bất kỳ ai như Hà Thanh đã ra sân là dốc trọn nỗ lực. Mất 4 năm, TDDC mới quay trở lại với SEA Games. Hẳn nhiên, chẳng ai muốn thấy những giọt nước mắt ấy của cô gái vàng gốc Hải Phòng. Phía trước, Thanh còn nhiều nội dung thi đấu, có thể nước mắt của cô vẫn rơi, nhưng đó sẽ là nước mắt vỡ òa vui mừng trong chiến thắng.

34 tuổi, Như Ý vẫn thi đấu SEA Games. Cô tâm niệm để thực hiện trọng trách cao cả của người mẹ là kiếm thêm phần thưởng mua sữa nuôi con, trang trải cuộc sống. Như Ý của 2 năm trước tại Myanmar buồn thế nào vì thua trận chung kết thì năm nay tại Singapore, cô hân hoan như vậy với chiếc HCV (hạng 78kg nữ). Trong giây phút quan trọng nhất tại trận chung kết (Như Ý thắng chính đối thủ Myanmar đoạt HCV tại SEA Games 27-2013), nữ tuyển thủ của chúng ta đã khóc nức nở. Cô chia sẻ, lúc vinh quang đã nhớ về mẹ. Nó có thể cũng như cảm xúc con gái cô ở quê nhà đang ngóng trông và dõi theo bà mẹ vô địch qua màn hình tivi.

Như Ý thi đấu tại SEA Games 28- 2015.

“Cảm giác này nó đã lắm cả nhà ạ. Còn đã hơn khi về tới phòng mở máy tính và thấy những lời chúc mừng của tất cả người hâm mộ, bạn bè và người thân. Không có thành công nào không đánh đổi. Với tôi, đây không phải tấm huy chương của cá nhân mà nó dành cho cả người hâm mộ”, xin mượn lại lời chia sẻ của Nguyễn Thị Thanh Phúc trên trang cá nhân sau khi đoạt HCV đi bộ 20km nữ tại SEA Games 28.

Tiếng khóc nức nở nấc cụt của Thanh Phúc sẽ mãi không ai quên được tại SEA Games 27-2013 cách đây 2 năm. Lúc ấy, sự uất nghẹn trào dâng khi Phúc biết đối thủ chơi xấu mà không thể làm gì. Hai năm sau, cùng lúc cô có được 2 HCV (1 tại SEA Games 27 được trao lại và 1 của chức vô địch SEA Games 28).

Hay như Trần Thị Len, mới chưa lâu bà mẹ một con còn phải chữa trị bệnh khá nặng, bây giờ cô đã là nhà vô địch kiếm ba cạnh nữ ở SEA Games 28. Không có thành công nào là không đánh đổi. Việc vừa chiến thắng căn bệnh viêm phổi và u nang buồng trứng để lao vào tập luyện rồi dự SEA Games như Len thật không dễ. Niềm vui của cô giờ đây là trở về với cậu con trai đang mong mẹ từng ngày. Ở nơi ấy quê nhà Hải Dương, mẹ Len sẽ không còn đi xa gia đình nữa và 2 HCV của kiếm thủ này tại SEA Games 28 là phần thưởng quá xứng đáng.

Còn rất nhiều, rất nhiều cảm xúc khó diễn tả trong hành trình của các HLV, VĐV thể thao Việt Nam tại SEA Games 28 đã và đang diễn ra. Ánh Viên là tâm điểm chú ý nhất của Đại hội nhưng phía sau ánh hào quang ấy, cô gái người Cần Thơ chỉ chờ một ngày được nghỉ ngơi về ăn cơm do mẹ nấu ở nhà. Hay, Mai Hoàng Mỹ Trang thẫn thờ khi chỉ cách trận chung kết đơn nữ chỉ 1 trái banh nhưng vẫn thua trận. Nỗ lực của cô là đáng khen ngợi và tiếc vì vuột cơ hội trong phút giây. Một chiếc áo số 13 được cả đội giơ lên ăn mừng sau khi ghi bàn vào lưới U23 Brunei chỉ mang một ý nghĩa, đồng đội chia sẻ với cầu thủ Tấn Tài vì sớm rời SEA Games do chấn thương.

Nguyễn Thị Ánh Viên (giữa) đoạt HCV tại SEA Games 28.

SEA Games 28 còn tiếp tục nửa chặng đường nữa, thể thao Việt Nam vẫn còn nhiều cảm xúc trào dâng khó phai mờ…

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top