Kinh tếTìm hiểu chính sách thuế

Triển khai ứng dụng quản lý thuế và cải cách TTHC thuế

00:00 - Thứ Tư, 18/03/2015 Lượt xem: 820 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý thuế đối với ngành Thuế trở thành nhu cầu tất yếu, nhất là trong thời gian qua khi mà các chính sách thuế ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Đi kèm với đó là người nộp thuế (NNT) ngày càng tăng, thủ tục hành chính (TTHC) thuế cần được cải cách để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành Thuế đặt ra. Xác định được ý nghĩa, vai trò quan trọng đó, Cục Thuế tỉnh đã triển khai thành công nhiều phần mềm ứng dụng (gần 30 ứng dụng cấp cục và cấp chi cục), đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác quản lý thuế, hỗ trợ NNT; nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc cũng như giảm chi phí tuân thủ pháp luật cho NNT.

Cán bộ Chi cục Thuế TX. Mường Lay ứng dụng CNTT quản lý hồ sơ thuế trên máy vi tính.  Ảnh: Gia Linh

Hệ thống quản lý thuế triển khai thời gian qua đã hỗ trợ cơ quan thuế xử lý hầu hết các khâu công việc từ quản lý thuế, cấp mã số thuế, quản lý nợ, quản lý hồ sơ, ấn chỉ, thanh tra, kiểm tra đến việc quản lý nội bộ ngành (quản lý cán bộ, tài sản, kế toán tài vụ…). Tuy nhiên hệ thống ứng dụng này chủ yếu ở mô hình phân tán do đó quá trình triển khai, vận hành vẫn còn một số tồn tại, bất cập trong khâu tác nghiệp xử lý, dữ liệu chưa tập trung và đồng bộ; việc triển khai nâng cấp gặp khó khăn. Chính vì vậy, trong năm 2014, ngành Thuế tập trung triển khai một số chương trình: nâng cấp hệ thống các ứng dụng quản lý thuế; triển khai hệ thống kê khai thuế qua mạng cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS). Việc khai thuế qua mạng được triển khai thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế Nhà nước, giảm chi phí cho NNT; đồng thời giảm áp lực cho ngành (giảm thời gian, nhân lực tiếp nhận tờ khai). Đặc biệt là giảm rất nhiều chi phí cho việc lưu trữ hồ sơ khai thuế cũng như thuận lợi trong quá trình tìm kiếm thông tin phục vụ công tác quản lý của cơ quan thuế. Để quá trình triển khai thuận lợi, Cục Thuế tỉnh tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ công chức các đơn vị trực thuộc và tổ chức tập huấn cho hơn 500 lượt doanh nghiệp. Nhận thấy lợi ích thiết thực, nhiều doanh nghiệp đăng ký thực hiện hàng tháng, hàng quý.

Đến thời điểm này, hơn 800 doanh nghiệp và chi nhánh trong toàn tỉnh thực hiện đăng ký và khai thuế qua mạng.

Việc triển khai hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) nhằm mục tiêu nâng cấp kiến trúc hệ thống các ứng dụng phục vụ công tác quản lý thuế phân tán lên mô hình tập trung. Ngày 21/10/2014, Tổng cục Thuế ban hành Công văn số 4634/TCT – CNTT về việc triển khai hệ thống quản lý thuế tập trung đợt 2 cho cục thuế 18 tỉnh; trong đó có Cục Thuế tỉnh Điện Biên. Hệ thống TMS này được xác định là hệ thống ứng dụng tác nghiệp lõi chính thức và duy nhất của ngành Thuế nhằm hỗ trợ công tác quản lý thuế của các cấp trong ngành, cho phép quản lý và lưu trữ tập trung thông tin quản lý tất cả các sắc thuế trên phạm vi toàn quốc để đáp ứng nghiệp vụ quản lý thuế tập trung. Hệ thống TMS thay thế 16 ứng dụng quản lý thuế đang triển khai phân tán tại các cơ quan thuế, hỗ trợ toàn bộ các khâu quản lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ đăng ký thuế, quản lý hồ sơ thuế, quản lý và xử lý kê khai (quyết toán thuế), kế toán thuế nội địa, quản lý nợ, sổ sách, báo cáo phân tích, đánh giá. Việc nâng cấp lên mô hình tập trung làm tăng khả năng kiểm soát việc áp dụng thống nhất các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế tại các cơ quan thuế (theo 3 cấp); tổng hợp và cung cấp dữ liệu nhanh, chính xác và tạo điều kiện để mở rộng các dịch vụ điện tử cung cấp cho NNT, khắc phục tình trạng dữ liệu NNT không đồng nhất giữa các ứng dụng, thuận lợi trong việc triển khai, nâng cấp phiên bản… Quá trình thực hiện, Cục Thuế tỉnh cử cán bộ tham gia lớp đào tạo cán bộ chủ chốt tại Tổng cục Thuế; phối hợp tổ chức tập huấn sử dụng ứng dụng; rà soát chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu, đối chiếu dữ liệu tập trung… Với sự nỗ lực, quyết liệt chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành thực hiện, cuối năm 2014, hệ thống TMS được triển khai thành công tại Cục Thuế tỉnh và các chi cục trực thuộc. Hệ thống quản lý thuế tập trung chính thức vận hành từ 8/12/2014, đảm bảo yêu cầu quản lý thuế của các đơn vị.

Gia Linh
Bình luận
Back To Top