Kinh tếTìm hiểu chính sách thuế

Tăng cường công tác quản lý biên lai, ấn chỉ thuế và quản lý thu nộp ngân sách

00:00 - Thứ Tư, 01/07/2015 Lượt xem: 893 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman","serif";} ĐBP - Ngày 18/6/2015, Cục Thuế tỉnh ban hành Công văn số 1318/CT-DT về tăng cường công tác quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; quy trình thu nộp ngân sách. Công văn được ban hành nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý ấn chỉ đảm bảo tuân thủ nghiêm chỉnh quy trình thu nộp ngân sách, nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về thuế, ngăn chặn phòng tránh vi phạm pháp luật.

Đồng thời tăng cường tính hiệu quả đối với công tác quản lý ấn chỉ, góp phần đề cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế và chế độ kế toán của các tổ chức, cá nhân khi mua, bán hàng hoá, dịch vụ cũng như công tác quản lý, giám sát của cơ quan thuế cấp trên đối với cấp dưới và của cơ quan thuế đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ. Theo đó, Cục Thuế tỉnh yêu cầu chi cục thuế các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc một số nội dung như:

Đối với công tác quản lý, biên lai, ấn chỉ: Cần tăng cường công tác quản lý biên lai, ấn chỉ thuế, tránh tình trạng mất mát, tổn thất do nguyên nhân chủ quan gây ra; kiểm tra, thực hiện đúng quy định về cấp hóa đơn lẻ đối với hộ kinh doanh không sử dụng hóa đơn quy định tại Quyết định 747/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành Quy trình Quản lý ấn chỉ. Việc bán hóa đơn lẻ cho hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính.  Đối với các hộ, cá nhân kinh doanh, ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, không có điều kiện nộp thuế trực tiếp vào kho bạc Nhà nước, chi cục thuế giao nhiệm vụ cấp hóa đơn lẻ và không thu tiền cho các đội thuế liên xã, phường, thị trấn để cấp cho các hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ, sau đó tiến hành nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước (NSNN) theo quy định

Đối với công tác quản lý thu nộp ngân sách, trước hết, với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế: Việc thu nộp tiền vào ngân sách triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định 1207/QĐ-BTC ngày 15/5/2009 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy trình Quản lý thu NSNN theo dự án hiện đại hóa thu, nộp Ngân sách Nhà nước; Quyết định số 654/QĐ-BTC ngày 2/4/2013 của Bộ Tài chính về việc bổ sung Quy trình Quản lý thu NSNN; Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn Thu và quản lý các khoản thu NSNN qua kho bạc Nhà nước. Tích cực triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử phấn đấu đến 30/9/2015 có 90% doanh nghiệp trên địa bàn kê khai thuế điện tử thực hiện dịch vụ nộp thuế điện tử. Đối với hộ kinh doanh cá thể, thực hiện nghiêm túc tại Quyết định số 1668/QĐ-TCT ngày 6/10/2014 của Tổng cục Thuế ban hành Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, việc thu nộp thực hiện theo quy định tại Điểm  4.1, mục II, phần II, Quyết định số 1668/QĐ-TCT cụ thể như sau:

Đối với hộ kinh doanh tại khu vực trung tâm, nơi có điểm thu thuế của ngân hàng thương mại, kho bạc thuận lợi, đội thuế liên xã phường hướng dẫn, đôn đốc hộ kinh doanh nộp thuế tại ngân hàng, kho bạc đúng thời hạn quy định. Đối với hộ kinh doanh tại các xã xa khu vực trung tâm có phát sinh tiền thuế hàng tháng, hàng quý thì cán bộ thuộc đội thuế liên xã phường trực tiếp thu thuế bằng biên lai. Cán bộ trực tiếp thu thuế có trách nhiệm nộp đầy đủ, kịp thời tiền thuế và các khoản thu khác đã thu vào ngân sách tại kho bạc Nhà nước. Khi nộp tiền thuế vào kho bạc nhà nước, cán bộ thuế phải lập bảng kê chứng từ thu và lập giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt. Thời hạn nộp tiền vào kho bạc Nhà nước tối đa không quá 5 ngày làm việc (kể từ ngày thu được tiền thuế) đối với địa bàn thu thuế là miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn; không quá 8 giờ làm việc đối với các địa bàn khác. Trường hợp số tiền thuế thu được vượt quá mười 10 triệu đồng thì phải nộp vào NSNN ngay trong ngày hoặc chậm nhất là sáng ngày làm việc tiếp theo. Đối với các khoản thu phí, lệ phí, thu thuế từ hóa đơn bán lẻ, các khoản thu từ đất, hướng dẫn, đôn đốc người nộp thuế trực tiếp nộp tiền thuế tại kho bạc Nhà nước, các tổ chức ngân hàng thương hạn chế tối đa việc cơ quan thuế trực tiếp thu bằng tiền mặt. Trong trường hợp đặc biệt, đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, người nộp thuế không có điều kiện nộp thuế trực tiếp vào kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế tổ chức thu và nộp tiền vào NSNN thời hạn tối đa không quá 5 ngày làm việc (kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế), trường hợp số tiền thuế thu vượt quá 10 triệu đồng thì phải nộp vào NSNN ngay trong ngày hoặc chậm nhất là sáng ngày làm việc tiếp theo.

Đồng thời Công văn 1318/CT-DT, cũng chỉ đạo các chi cục trực thuộc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đơn vị; thường xuyên thực hiện việc kiểm tra công vụ, kiểm tra việc chấp hành thực hiện các quy trình quản lý thuế, kịp thời phát hiện các trường hợp công chức lợi dụng chức trách, nhiệm vụ để nhũng nhiễu, vòi vĩnh, mưu lợi cá nhân, xâm tiêu, chiếm dụng tiền thuế để ngăn chặn, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

TTHT
Bình luận
Back To Top