Quản lý chất phụ gia trong chế biến thực phẩm ở TP. Điện Biên Phủ:

Còn nhiều khó khăn

00:00 - Thứ Hai, 16/03/2015 Lượt xem: 1284 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) TP. Điện Biên Phủ đã tiến hành lấy 7 mẫu thực phẩm ngẫu nhiên tại các cơ sở chế biến thực phẩm trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ. Kết quả có 2/7 mẫu dương tính với chất aldehyde, acid oxide; (aldehyde, acid oxide những chất được tìm thấy trong dầu ăn đã qua sử dụng chiên, rán nhiều lần... những chất này, khi đi vào cơ thể sẽ gây khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao, các bệnh lý mãn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch...).

Cũng qua kiểm tra, đoàn còn phát hiện 3/8 mẫu rượu có chứa methanol vượt ngưỡng (methanol là chất được dùng thông dụng trong công nghiệp hoá chất cũng như trong đời sống. Methanol rất độc vì chúng thải trừ chậm, chuyển hoá oxy hoá thành formaldehyd và axit Formic là những chất gây độc đến chức năng hô hấp của tế bào).

Đoàn kiểm tra liên ngành TP. Điện Biên Phủ kiểm tra 1 hộ kinh doanh tạp hóa tại chợ Trung tâm 1, TP. Điện Biên Phủ.

Ông Vũ Văn Long, Trưởng phòng Y tế TP. Điện Biên Phủ, Trưởng đoàn liên ngành Vệ sinh ATTP TP. Điện Biên Phủ cho biết: Hầu hết đầu bếp của các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ không có chứng chỉ chuyên ngành về chế biến thực phẩm mà chỉ hành nghề theo kinh nghiệm. Dẫn đến vô tình chế biến thực phẩm dùng dầu ăn chiên, rán sử dụng lại nhiều lần. Bên cạnh đó, khi thiếu kiến thức cơ bản trong chế biến thực phẩm còn chế biến các món ăn có các chất kỵ nhau. Chẳng hạn: gan lợn xào với giá đỗ cùng một lúc sẽ làm vitamin C bị oxy hoá, giá đậu thành chất bã sẽ không còn chất bổ; hay tráng trứng vịt với tỏi rất độc... Bên cạnh đó, tình trạng nhiều cơ sở chế biến rượu thủ công trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đều không được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép, dẫn đến lượng lớn rượu trên thị trường không được kiểm định chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng. Đoàn kiểm tra liên ngành cũng tiến hành lấy trên 10 mẫu giò, chả và bún, bánh phở tại 4 cơ sở sản xuất và các hộ bán lẻ tại chợ Trung tâm I, TP. Điện Biên Phủ nhưng không phát hiện các chất phụ gia. Theo ông Long: Hiện nay các cơ quan quản lý về chất lượng vệ sinh ATTP đều mới kiểm tra bằng định tính (dùng test thử nhanh) chứ chưa thể kiểm tra bằng định lượng (dùng máy móc kiểm định). Bởi hầu hết các cơ quan quản lý không có bất cứ phương tiện máy móc nào để phục vụ chuyên môn. Bởi thế khi phát hiện vi phạm, phải gửi các mẫu thực phẩm đi làm xét nghiệm tại các cơ quan kiểm nghiệm với giá từ 15 - 20 triệu đồng/mẫu, dẫn tới không đủ kinh phí để chi trả tiền mẫu xét nghiệm. Đơn cử như việc cách đây 2 năm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) phát hiện một cơ sở kinh doanh gà đông lạnh, nghi lượng gà trong kho có chứa chất bảo quản, tiến hành lấy mẫu đem đi xét nghiệm, song do mẫu xét nghiệm có giá quá cao, nên Chi cục không lấy kết quả. Không có kết luận thực phẩm vi phạm ở mức nào là một trong những nguyên nhân không đủ căn cứ để xử phạt vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh ATTP, nên những vi phạm vẫn tiếp diễn.

Phòng Y tế TP. Điện Biên Phủ hàng năm kiểm tra hàng trăm cơ sở trên địa bàn, với 26 danh mục xử lý vi phạm, song trên thực tế không có thiết bị máy móc phục vụ chuyên môn. Phòng đề xuất xin cấp một máy ảnh ghi lại hình ảnh trong quá trình kiểm tra, chụp hình ảnh mẫu vật nhưng cho đến nay vẫn chưa được cấp. Quá trình kiểm tra chỉ dùng duy nhất test thử nhanh thử thực phẩm dẫn tới không thể kết luận chính xác sai phạm, để cảnh báo cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó là việc các đoàn kiểm tra liên ngành không được phép xử phạt mà chỉ là cơ quan tham mưu, vì thế chưa mang tính răn đe mạnh mẽ để giảm tình trạng vi phạm.

Bài, ảnh: Thành Đạt
Bình luận
Back To Top