Có bao giờ, Điện Biên...

00:00 - Thứ Ba, 03/02/2015 Lượt xem: 1645 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - 60 năm mới có một lần. Có lẽ vì lý do ấy mà Điện Biên Phủ trở thành “điểm hẹn” của hàng triệu người dân đất Việt trong những ngày tháng 5 lịch sử năm 2014 vừa qua. Điểm hẹn ấy không chỉ của những cựu chiến binh, những người đã xả thân góp sức làm nên chiến thắng "lừng lẫy năm châu" mà còn của cả những người sinh ra chưa biết đến chiến tranh, tới Điện Biên để tỏ lòng tri ân. Khí thế sục sôi của những năm tháng "khoét núi, ngủ hầm" được tái hiện bởi tấm lòng của hàng triệu con người. Trong dòng người chen kín đường phố xem diễu hành ngày kỷ niệm, ai đó đã thốt lên: Có bao giờ, Điện Biên... đông thế này chăng?

Trung tâm TP. Điện Biên Phủ ngày kỷ niệm chiến thắng. Ảnh: TIẾN DŨNG

Câu thơ của Chế Lan Viên "Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?" đã được ai đó "cải biên" để nói về không khí của những ngày tháng 5 lịch sử ở "điểm hẹn" Điện Biên.

Những ngày ấy, trên tuyến quốc lộ 6 từ thủ đô Hà Nội ngược lên Tây Bắc, từng đoàn xe cắm cờ cùng khẩu hiệu "thăm lại chiến trường xưa" hối hả hướng về đích là mảnh đất Điện Biên lịch sử. Tuyến đường Võ Nguyên Giáp xuyên suốt thành phố rực rỡ cờ hoa, biểu ngữ; các điểm di tích nhộn nhịp du khách lại qua. Giữa không khí náo nhiệt của phố phường vẫn có khoảng không gian tĩnh lặng nơi Nghĩa trang liệt sỹ A1. Đây là nơi yên nghỉ của 644 liệt sỹ - những người không thể trở về sau cuộc chiến năm xưa. Trên những hàng bia mộ thẳng tắp, khói hương chưa bao giờ tắt. Có cụ râu tóc bạc phơ, mảnh áo trước ngực trĩu nặng bởi những huy hiệu, phần thưởng đứng im lặng, rưng rưng trước hàng mộ trắng. Trong không gian bảng lảng khói hương ấy, các cựu chiến binh mắt ngấn lệ khi nhớ về những đồng đội "vào sinh ra tử" trong chiến dịch xưa. Cũng có những người tóc đã muối tiêu, tay cầm tấm ảnh mờ, mắt dò từng hàng chữ trên tấm bảng vàng Nghĩa trang A1. Đã 60 năm rồi nhưng cha ông họ nằm lại chiến trường Điện Biên Phủ này vẫn chưa tìm được mộ, được tên. Dọc dài những hàng mộ vẫn là tấm bia trắng, không một dòng chữ; người nằm dưới chẳng thể biết tên. Để làm nên chiến thắng "chấn động địa cầu" 60 năm trước, biết bao chiến sỹ đã ngã xuống. Máu xương đổ xuống năm xưa để làm hồi sinh sự sống hôm nay. Những người may mắn hơn trong cuộc chiến sinh tử ấy nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Những trận đánh hào hùng năm xưa giờ chỉ còn trong ký ức. Với họ, đây có lẽ là lần cuối cùng được "thăm lại" đồng đội, thăm lại mảnh đất chiến trường xưa. Trong khung cảnh ấy, tôi lại nhớ lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc gặp gỡ các cựu chiến binh Điện Biên Phủ 10 năm trước: "Chúng ta gặp lại nhau đây là quý lắm rồi!".

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã "tròn một vòng hoa giáp". Thật khó nói hết tâm trạng của mỗi người khi đến chiến trường xưa. Và, xúc động hơn cả là tâm trạng của những cựu chiến binh Điện Biên Phủ. "Lên được đến đây là hạnh phúc rồi!", "Gặp lại nhau đây là quý lắm rồi!"... được các cụ động viên nhau khi gặp lại đồng đội trên mảnh đất chiến trường xưa. Trong câu chuyện ôn lại ký ức hào hùng năm xưa, bao cựu chiến binh đã rơi nước mắt khi nhớ về người anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, tổng chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về an nghỉ nơi đất mẹ thương yêu.

Lực lượng nữ du kích TP. Hồ Chí Minh diễu hành trên đường phố Điện Biên. Ảnh: VĂN THÀNH CHƯƠNG

60 năm đã trôi qua nhưng những chiến tích của cuộc chiến vẫn in đậm trên mảnh đất Điện Biên như những chứng nhân lịch sử. Và trong ngày hội ở Điện Biên này, trang sử hào hùng 60 năm trước được tái hiện, nhắc nhở thế hệ mai sau trân trọng và gìn giữ thành quả đã đánh đổi bằng xương máu của cha anh.

Với trên 50 hoạt động thuộc Đề án kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã được chúng ta tổ chức thành công, ghi dấu ấn đậm nét trong lòng du khách. Hào hùng nhất, khí thế nhất là lễ diễu binh, diễu hành với sự tham gia của 15.000 người đại diện cho các thành phần lực lượng vũ trang, cựu chiến binh, công nhân, nông dân, trí thức, nhân dân các dân tộc Tây Bắc... "Điểm hẹn" Điện Biên trở nên "tắc nghẽn" bởi rừng người trong những ngày tháng 5 lịch sử. Du khách từ mọi nơi tìm về, đồng bào vùng cao, vùng thấp tề tựu tạo nên những rừng người dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp - nơi đoàn diễu binh, diễu hành qua. Sóng người nhấp nhô, lớp lớp đua chen. Thành phố miền Tây Bắc vốn yên bình trở nên náo nhiệt bởi tiếng hò reo, cổ vũ.

Ước tính, trong những ngày tháng 5 lịch sử vừa qua, có ngày Điện Biên đón hàng triệu lượt khách. Ở một thành phố nhỏ hẹp trong thung lũng Mường Thanh với dân số khoảng 5 vạn người thì việc đón tiếp lượng du khách như vậy quả là khó. Thực tế, cơ sở vật chất trên địa bàn cũng chỉ đủ sức phục vụ 3.000 - 4.000 khách/ngày. Trong hoàn cảnh ấy, người Điện Biên lại có dịp thể hiện sự đoàn kết và tinh thần hiếu khách vốn có của đồng bào vùng cao. Nhiều hoạt động tự nguyện, như: hướng dẫn tham quan các điểm di tích, phục vụ nước uống, tìm nhà trọ miễn phí... đã góp phần xây dựng hình ảnh Điện Biên đẹp và thân thiện hơn trong mắt bạn bè.

Bản hùng ca Điện Biên Phủ trong những ngày tháng 5 ấy đã khơi dậy lòng tự hào, ý chí tự chủ, tự cường của dân tộc sẽ còn vang mãi. Đó cũng là điều nhắc nhở thế hệ sau noi gương cha anh đi trước, phấn đấu xây dựng Điện Biên giàu đẹp nơi tiền đồn biên cương Tổ quốc.

Hà Anh
Bình luận
Back To Top