Kiên quyết xử đúng người, đúng tội

00:00 - Thứ Hai, 23/03/2015 Lượt xem: 1521 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm về tội “cướp tài sản” đối với bị cáo Vũ Thế Tài diễn ra ngày 20 – 21/1/2015, Tòa án Nhân dân TP. Điện Biên Phủ đã bác bỏ quan điểm của Viện Kiểm sát TP. Điện Biên Phủ truy tố bị cáo Vũ Thế Tài (SN 1972, trú tại số nhà 727, tổ dân phố 8, phường Tân Thanh, TP. Điện Biên Phủ) về tội “cướp tài sản” và tuyên phạt bị cáo 15 tháng tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Đến nay, sau gần 2 tháng kể từ ngày tuyên án, dư luận xã hội về vụ án chưa có dấu hiệu “nguội”, nhiều luồng ý kiến trái chiều về quyết định của tòa án và những tình tiết xung quanh…

Từ việc mất máy bơm nước

Theo cáo trạng số 81/VKS-HS của Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Điện Biên Phủ, sáng 28/2/2014, Vũ Thế Tài thuê anh Lê Công Tứ (SN 1989) và Nguyễn Văn Tạo (SN 1998) cùng trú tại huyện Nho Quan (tỉnh Ninh Bình) đến sửa mái tôn. Khoảng 14 giờ cùng ngày, anh Tứ và Tạo tới lấy máy móc, đồ đạc đi làm công trình khác. Không lâu sau khi Tứ và Tạo đi, Tài phát hiện mất máy bơm nước do Hàn Quốc sản xuất. Do trước đó có người nhìn thấy Tứ và Tạo vác một bao tải đi nên Tài nghi ngờ 2 người thợ này lấy trộm máy bơm. Sau đó, Tài gọi điện cho ông Lê Thế Hùng (người chủ thuê Tứ và Tạo) thông báo là Tứ và Tạo lấy trộm máy bơm, yêu cầu 2 người tới nhà gặp Tài.

Buổi chiều cùng ngày, Tứ và Tạo tới nhà Tài để giải thích sự việc. Tại đây, dưới sự chứng kiến của ông Lê Thế Giang (khách hàng), Phạm Thị Đạm (nhân viên kế toán) và Vũ Thị Hoài (vợ Tài), Tài đã đánh, đấm Tứ và Tạo để bắt Tứ và Tạo nhận lấy trộm máy bơm. Khi Tứ và Tạo không nhận, Tài đóng cửa ra vào, dồn Tứ và Tạo vào phía trong nhà và tiếp tục đánh nhưng họ vẫn không nhận. Sau đó, Tài quay ra lấy nhíp sắt dưới gầm ghế tiến về Tứ và Tạo dọa đánh. Mặc dù không lấy máy bơm nhưng do quá sợ nên Tứ và Tạo buộc phải nhận lấy trộm máy bơm nước. Không dừng lại ở đó, Tài tiếp tục đánh nhiều lần vào đầu Tứ và Tạo, làm đầu Tạo đập vào thành ghế chảy máu. Sau đó, Tài bắt Tứ và Tạo viết cam đoan, tường trình về việc lấy trộm máy bơm theo ý của Tài với mục đích bắt họ thanh toán tiền mua máy bơm mới với giá 1,7 triệu đồng và vết thương của Tạo là do bị ngã. Do không có tiền ngay lúc đó, Tài bắt Tứ để xe máy lại làm tin. Sáng 1/3/2014, Tứ mang 1,7 triệu đồng tới nhà Tài để đền máy bơm và lấy xe máy về. Sau đó, Tứ và Tạo làm đơn tố cáo Tài tới Công an phường Tân Thanh về việc Tài dùng vũ lực để chiếm đoạt tiền của mình.

Viện Kiểm sát kháng nghị phúc thẩm

Quá trình điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Điện Biên Phủ đã kết luận Vũ Thế Tài phạm tội “cướp tài sản”, được quy định tại Khoản 2, điều 133 Bộ luật Hình sự. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, ngày 20/1/2015, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Điện Biên Phủ truy tố bị cáo Vũ Thế Tài về tội “cướp tài sản” theo Điều 133 Bộ luật Hình sự, bởi vì Tài đã có hành vi dùng vũ lực (dùng 2 thanh sắt để đe dọa Tứ và Tạo ngay tức khắc) để chiếm đoạt 1,7 triệu đồng..

Tuy nhiên, quan điểm truy tố của Viện Kểm sát đã bị Tòa án Nhân dân TP. Điện Biên Phủ bác bỏ vì lý do những hành vi của Vũ Thế Tài gây ra đối với Lê Công Tứ và Nguyễn Văn Tạo theo cáo trạng chỉ mới thỏa mãn dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc của tội “cướp tài sản”, song hành động đó không gây cho Tứ và Tạo rơi vào tình trạng tê liệt ý chí, không có khả năng chống cự. Bởi vì, Tứ và Tạo hoàn toàn có thể nhờ những người có mặt trong nhà Tài lúc đó can thiệp. Vì vậy, hành vi của Tài chưa đủ yếu tố cấu thành tội “cướp tài sản” mà chỉ đủ yếu tố cấu thành tội “cưỡng đoạt tài sản” theo Điều 135 Bộ luật Hình sự. Kết thúc phiên tòa, Vũ Thế Tài bị tuyên phạt 15 tháng tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”.

Trao đổi với chúng tôi về bản án của Vũ Thế Tài, bà Hoàng Thị Mai, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Điện Biên Phủ cho biết: Hội đồng xét xử nhận định về việc “Tứ và Tạo không bị tê liệt ý chí, không lâm vào tình trạng không thể chống cự mà hoàn toàn có thể nhờ người khác can thiệp” là không chính xác. Bởi vì khi Tứ và Tạo vừa vào nhà, Tài đã không cho họ cơ hội giải thích, liên tục chửi mắng và đổ cho họ trộm máy bơm. Sau đó, Tài lao vào đánh nhiều lần, đóng cửa ra vào (cửa cuốn) không cho họ chạy ra ngoài, nhiều lần dùng thanh sắt đe dọa làm họ sợ hãi, hoảng loạn không dám chống cự, buộc phải nhận lấy trộm và đền máy bơm. Tứ và Tạo bị tê liệt ý chí còn thể hiện thông qua việc Tạo bị Tài đánh chảy máu gần mi mắt mà vẫn phải viết giấy tự nhận là do bị ngã. Mặt khác, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, người làm chứng là ông Lê Thế Hùng khai rõ: Lúc tôi đến, thấy Tứ và Tạo sợ hãi “mặt cắt không ra giọt máu”. Ông Lê Thế Giang (người làm chứng) khai tại bút lục số 138: Tôi thấy mặt Tứ và Tạo tái nhợt, hoảng sợ. Bên cạnh đó, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, Tài đã khai có hành vi đánh Tứ và Tạo với mục đích bắt 2 người nhận lấy trộm máy bơm, khi Tứ và Tạo nhận lấy máy bơm thì bắt đền tiền lắp máy bơm mới. Vì không có tiền ngay lúc đó nên Tài bắt Tứ để lại xe máy. Như vậy, việc Tòa án Nhân dân TP. Điện Biên Phủ áp dụng khoản 1, Điều 135 Bộ luật Hình sự tuyên bị cáo Vũ Thế Tài phạm tội “cưỡng đoạt tài sản” là không đúng tội danh và tuyên phạt Tài 15 tháng tù là quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội và hậu quả của bị cáo Vũ Thế Tài gây ra.

Vì lẽ đó, ngày 3/2/2015, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Điện Biên Phủ ban hành Quyết định số 01/QĐ-KNPT về việc kháng nghị phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm số 13/2015/HSST ngày 21/01/2015 của Tòa án Nhân dân TP. Điện Biên Phủ. Đề nghị Tòa án Nhân dân tỉnh xử vụ án theo trình tự phúc thẩm, tuyên bị cáo Vũ Thế Tài phạm tội “cướp tài sản” và xử phạt trong khung hình phạt theo khoản 2 Điều 133 Bộ luật Hình sự.

Bà Hoàng Thị Mai cho biết thêm: Sau khi Tòa án Nhân dân thành phố Điện Biên Phủ tuyên phạt Vũ Thế Tài 15 tháng tù về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Với quan điểm, giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Điện Biên Phủ đã báo cáo và xin ý kiến về quan điểm xử lý vụ án lên Viện Phúc thẩm 1 và Vụ 3 – 2 cơ quan chuyên môn cấp cao của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao. Sau đó, hai cơ quan này đã có văn bản trả lời nhất trí với quan điểm giải quyết vụ án của Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Điện Biên Phủ. Trong đó, tại Văn bản số 465/VKSTC-VPT1 của Viện Phúc thẩm 1 ghi rõ: Đến thời điểm, anh Tứ và Tạo do bị đánh nhiều lần buộc phải viết giấy nhận trộm máy bơm, nhận trả tiền và nhận là bị ngã nên chảy máu ở mặt – thực chất là do Tài đánh thì hành vi phạm tội “cướp tài sản” của Tài đã hoàn tất. Bản án sơ thẩm số 13/2015/HSST ngày 21/01/2015 của Tòa án Nhân dân TP. Điện Biên Phủ áp dụng khoản 1 Điều 135 Bộ luật Hình sự xử phạt Vũ Thế Tài 15 tháng tù về tội “cưỡng đoạt tài sản” là chưa phản ánh đúng tính chất, mức độ nguy hiểm xã hội của hành vi phạm tội, không đúng với tội danh và mức hình phạt chưa tương xứng. Do đó, Viện Phúc thẩm 1 nhất trí với quan điểm của Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Điện Biên Phủ về việc kháng nghị phúc thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xử lý theo hướng chuyển tội danh về tội “cướp tài sản” và tăng hình phạt đối với Vũ Thế Tài.

Điều tra, kiểm sát viên có gợi ý chạy án?

Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, chị Vũ Thị Hoài, vợ bị cáo Vũ Thế Tài trình bày: Tháng 6/2014, anh Lò Văn Thảnh (điều tra viên của CSĐT, Công an TP. Điện Biên Phủ) cho chồng tôi ký khống vào một tờ giấy và anh Thảnh giữ tờ giấy đó. Sau đó, anh Thảnh cùng anh Lê Thanh Hải (kiểm sát viên, Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Điện Biên Phủ) dẫn tôi tới gặp chồng, anh Hải nói với vợ chồng tôi: Gia đình lo liệu 300 triệu đồng. Trong đó, 100 triệu đồng để không khởi tố cháu Diệp (cháu của anh Tài – nhân chứng) và chị Đạm (nhân viên kế toán – nhân chứng); 100 triệu đồng để không khởi tố anh Tài vì hành vi gây rối ở công an phường; 100 triệu đồng để lo cho chồng được tại ngoại và hưởng án treo.

Trước lời khai của chị Hoài và lời xác nhận của bị cáo Tài, luật sư Nguyễn Đình Khỏe (Văn phòng Luật sư Tràng Thi – Hà Nội) đề nghị hội đồng xét xử làm rõ hành vi đòi hối lộ và môi giới chạy án của một số cá nhân trong quá trình điều tra vụ án. Tuy nhiên, khi chủ tọa phiên tòa hỏi chị Hoài: Chị có mất tiền để viện kiểm sát không truy tố cháu Diệp, chị Đạm, không truy tố chồng mình về tội gây rối tại công an phường và để chồng hưởng án treo? Chị Hoài đều trả lời: Không! Và chị Hoài cũng thừa nhận rằng mình không có chứng cứ gì cho những lời trình bày trước tòa. Mặt khác, trong bản cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân T.P Điện Biên Phủ trình bày trước tòa không truy cứu những đối tượng, tội danh mà chị Vũ Thị Hoài đã trình bày. Do đó, Hội đồng xét xử nhận định không đủ căn cứ để khởi tố vụ án môi giới hối lộ chạy án theo lời khai của chị Hoài.

Trung tá Bùi Quốc Huy, Phó trưởng Công an TP. Điện Biên Phủ cho biết: Sau khi tiếp nhận thông tin chị Vũ Thị Hoài khai trước tòa, lãnh đạo Công an TP. Điện Biên Phủ đã tổ chức họp tổ điều tra viên để làm rõ sự việc. Về vấn đề này, cơ quan CSĐT Công an TP. Điện Biên Phủ đã thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, đúng quy định pháp luật trong quá trình điều tra vụ án Vũ Thế Tài.

Phạm Trung
Bình luận
Back To Top