Đức cấm tuần hành liên quan tới Pegida

00:00 - Thứ Hai, 19/01/2015 Lượt xem: 1064 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Do lo ngại khủng bố, cảnh sát thành phố Dresden, bang Sachsen của Đức đã ra lệnh cấm tổ chức “Người châu Âu yêu nước chống Hồi giáo hóa Phương Tây” (Pegida) tuần hành ngày 19-1.

Giám đốc cảnh sát Dresden, ông Dieter Kroll cho biết, lệnh cấm biểu tình, tuần hành được đưa ra dựa trên nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố cụ thể nhằm vào một cá nhân, là thủ lĩnh phong trào Pegida, ông Lutz Bachmann. 

Lời kêu gọi được phát tán bằng tiếng Arập trên mạng xã hội Twitter, coi cuộc biểu tình Pegida là “kẻ thù của đạo Hồi”.

Nguy cơ khủng bố tại các cuộc biểu tình chống Pegida

Các cơ quan tình báo nước ngoài cũng đã cảnh báo giới chức Đức về nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công như vậy, cũng như nguy cơ tấn công nhằm vào các nhà ga chính ở Berlin và Dresden.

Hiện Cục Bảo vệ hiến pháp liên bang (BfV) - cơ quan tình báo nội địa của Đức, đang theo dõi sát sao 100 nhóm khủng bố, với số lượng mỗi nhóm từ 10-80 người. Nhân lực chủ chốt của các nhóm này là các phần tử mới trở về sau khi tham chiến ở Syria, kể cả các đối tượng từng chiến đấu ở Dagestanian, Caucasus.

Cảnh sát Đức cho rằng, hiện ở nước này có khoảng 1.000 đối tượng Hồi giáo liên quan tới khủng bố, trong đó có 260 đối tượng ở diện nguy hiểm.

* Trong một diễn biến khác, kết quả một cuộc khảo sát do hãng Ifop tiến hành cho thấy, phần lớn cư dân Pháp, 57% số người được hỏi cho rằng không nên để những cuộc biểu tình phản đối của người Hồi giáo ngăn cản việc công bố tranh châm biếm nhà tiên tri Mohammed.

Dữ liệu của cuộc khảo sát cho thấy, 50% số người được hỏi ủng hộ “hạn chế tự do ngôn luận trên Internet và các mạng xã hội”. Trong khi đó, số người phản đối việc đăng tải biếm họa nhà tiên tri Hồi giáo là 42%. Phần lớn những người được hỏi (68%) ủng hộ việc ban hành lệnh cấm nhập cảnh vào Pháp đối với những cá nhân “đang bị tình nghi tham chiến tại các nước hoặc khu vực do các nhóm khủng bố kiểm soát”.

Cũng chừng đó người được hỏi tán thành việc trục xuất khỏi đất nước những đối tượng bị nghi dự định gia nhập hàng ngũ chiến binh thánh chiến.

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top