Y tếSức khỏe

Hiệu quả “sổ hồng” ở Tủa Chùa

00:00 - Thứ Hai, 09/03/2015 Lượt xem: 1229 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Dự án sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em được triển khai tại tỉnh ta từ năm 2012. Đây là dự án được Bộ y tế phối hợp với tổ chức JICA của Nhật Bản triển khai thí điểm tại 4 tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa và An Giang. Với mục tiêu nâng cao kiến thức cho bà mẹ từ khi mang thai đến khi con được 6 tuổi, dự án hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, giảm thiểu những tai biến ở bà mẹ mang thai, giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi… Tại huyện Tủa Chùa, một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, sổ hồng đã đến và mang lại lợi ích cho hàng nghìn chị em mang thai và bà mẹ nuôi con nhỏ tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa...

Bác sĩ Lò Văn Viễn – Phó Giám  đốc Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa, cho biết: Tủa Chùa là huyện vùng cao với 12 xã, thị trấn, 138 thôn, bản với dân số tính đến cuối năm 2014 là trên 52 nghìn người. Trong đó, dân tộc Mông chiếm đa số với 71%, dân tộc Thái chiếm 16% còn lại là các dân tộc thiểu số khác, như Khơ Mú, Hoa, Phù Lá. Là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, dân cư phân bố rải rác, giao thông cách trở, trình độ dân trí không đồng đều, nhiều nơi còn tồn tại phong tục, tập quán lạc hậu nên công tác chăm sóc bà mẹ, trẻ em chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai 3 lần/3 kỳ, tỷ  lệ phụ nữ sinh đẻ được quản lý thai, tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ được cán bộ y tế đỡ còn ở mức thấp, tỷ lệ trẻ tử vong trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn cao… Chính vì vậy, khi được triển khai thí điểm dự án sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em, Trung tâm Y tế huyện Tủa Chùa đã xác định đây là một cơ hội tốt góp phần cải thiện tình hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn. Công tác tập huấn, truyền thông và thực hiện cấp phát sổ đã được trung tâm y tế huyện triển khai tại 100% trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực. Riêng trong năm 2014, Trung tâm Y tế huyện đã cấp gần 1.600 sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em. Từ đó, nâng tổng số sổ đã cấp từ đầu dự án trên địa bàn huyện lên gần 6.400 sổ. Trong đó, phụ nữ có thai được cấp sổ là gần 3.800, trẻ em dưới 1 tuổi được phát sổ là trên 1.650, trẻ em dưới 5 tuổi là trên 2.500 sổ. Song song với công tác cấp sổ, hướng dẫn sử dụng sổ, các trạm y tế trên địa bàn huyện còn tổ chức thành lập các câu lạc bộ bà mẹ có sổ, tiêu biểu như xã Mường Báng, Sính Phình và Mường Đun. Qua đó, nâng cao nhận thức cũng như hiểu biết của phụ nữ mang thai, để sử dụng sổ hiệu quả mang lại những lợi ích thiết thực nhất cho bản thân và trẻ nhỏ.

Mường Báng là xã thực hiện tốt dự án sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em. Số sổ được phát ra và tỷ lệ chị em phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ sử dụng sổ luôn ở mức cao. Ông Quàng Văn Luyến, Trưởng trạm Y tế xã Mường Báng cho biết: Xã Mường Báng có gần 1 vạn dân. Tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 – 49 llà trên 2.200, trong đó số phụ nữ có chồng là gần 1.700. Đây là đối tượng hướng đến của chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản. Thực hiện dự án, đến hết năm 2014, Trạm Y tế xã đã cấp gần 1.000 sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em cho phụ nữ mang thai và phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi. Song song với công tác cấp sổ, trạm đã chỉ đạo cán bộ trạm, nữ hộ sinh phối hợp với y tá thôn bản tuyên truyền hướng dẫn sử dụng sổ đến đông đảo chị em phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ. Qua việc sử dụng sổ đã góp phần giúp cải thiện công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em trên địa bàn xã.

 Bác sĩ  Lò Văn Viễn, cho biết thêm: Trong quá trình triển khai dự án sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em cũng không tránh khỏi những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án. Cụ thể như năng lực của cán bộ tuyến y tế cơ sở còn hạn chế; đa số y tế thôn bản lại là nam giới. Nhiều chị em dân tộc không biết đọc, biết viết, không biết tiếng phổ thông nên việc sử dụng sổ gặp nhiều khó khăn. Nhiều chị em chưa thực sự thấy được lợi ích thiết thực của cuốn sổ khi đi khám thai hoặc đi tiêm chủng, khám bệnh cho trẻ vẫn còn quên sổ… Tuy nhiên, có thể khẳng định dự án sổ hồng đã mang lại lợi ích thiết thực cho hàng nghìn phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ. Dự án sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ, trẻ em cùng với các dự án khác như dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em, dự án phát triển vùng Tủa Chùa đã góp phần cải thiện đáng kể các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bà mẹ trẻ em trên địa bàn huyện. Tỷ lệ phụ nữ được khám thai 3 lần/3 kỳ đạt gần 74%, tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đạt gần 75%, tỷ số tử vong mẹ bằng 0; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng giảm xuống còn 21%, suy dinh dưỡng chiều cao giảm xuống còn 30,7%... Thời điểm cuối năm 2014, dự án thí điểm sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em tại Tủa Chùa nói riêng và trên địa bàn tỉnh ta nói chung đã chính thức kết thúc. Tuy nhiên, số sổ phát ra vẫn sẽ được sử dụng cho đến khi trẻ nhỏ tròn 6 tuổi. Hi vọng qua tổng kết đánh giá hiệu quả dự án thí điểm mang lại, trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục được duy trì và mang lại nhiều lợi ích hơn nữa cho phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ tại các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Tủa Chùa.

Chu Linh
Bình luận
Back To Top