Y tếSức khỏe

WHO: 6 phút lại có 1 người chết vì thuốc lá

00:00 - Thứ Ba, 02/06/2015 Lượt xem: 1812 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Trên thế giới có gần 6 triệu người chết vì những bệnh liên quan tới việc sử dụng thuốc lá và trung bình cứ mỗi 6 phút lại có 1 người chết do nghiện thuốc lá.

Nhân ngày Thế giới không thuốc lá (31/5), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, kêu gọi mọi người, nhất là những người nghiện thuốc lá, nhận thức đầy đủ tác hại của thuốc lá và chủ động bỏ thói quen sử dụng thuốc lá.

Ngoài ra, tổ chức này cũng kêu gọi các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để cấm buôn bán và sử dụng thuốc lá lậu.

WHO chọn mục tiêu cấm lưu hành thuốc lá lậu làm chủ đề chính cho Ngày thế giới không thuốc lá năm nay. Trên cơ sở các nghiên cứu về thị trường thuốc lá, WHO cho rằng nếu các quốc gia kiểm soát và ngăn chặn thật tốt nguồn thuốc lá lậu, mỗi năm sẽ thu thêm ít nhất 31 tỷ USD tiền thuế của mặt hàng này. Quan trọng hơn, việc kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả thuốc lá lậu sẽ làm giảm lợi nhuận của các cơ sở sản xuất thuốc lá, từ đó không khuyến khích nghề này phát triển. Điều này sẽ đóng góp tích cực vào việc phòng chống thuốc lá, bảo vệ sức khỏe con người.

WHO kêu gọi các quốc gia thành viên sớm phê chuẩn Công ước quốc tế chống thuốc lá lậu trên phạm vi toàn cầu, làm cơ sở pháp lý cho cuộc chiến chống hoạt động buôn lậu thuốc lá thường kéo theo nhiều loại hình tội phạm khác.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 8 quốc gia phê chuẩn công ước trên, trong khi để có hiệu lực pháp lý, văn bản này cần có thêm ít nhất 40 nước nữa tham gia.

Theo các chuyên gia, chừng nào công ước trên chưa được đưa vào thực thi, khi đó trên thế giới vẫn còn tiếp tục tồn tại các cơ sở sản xuất thuốc lá chui và trên thị trường vẫn tràn lan các loại thuốc lá lậu với giá rẻ hơn hẳn vì trốn thuế. Điều đó sẽ càng cuốn hút thêm người tiêu dùng, nhất là những người trẻ tuổi chưa có thu nhập, hoặc thu nhập không cao. Đó chính là một trong những lý do chính khiến mục tiêu giảm tỷ lệ người nghiện thuốc lá chưa thành công cũng như việc nảy sinh nhiều loại tội phạm khác nhau liên quan tới thuốc lá.

Nhân dịp này, WHO nhắc lại những cảnh báo về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, theo đó, mỗi năm trên thế giới có gần 6 triệu người chết vì những bệnh liên quan tới việc sử dụng thuốc lá và trung bình, cứ mỗi 6 phút lại có 1 người chết do nghiện thuốc lá.

Thuốc lá được giới y học coi là nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều loại bệnh tật gây tử vong cao, là một trong những mối đe dọa lớn nhất, trên diện rộng nhất đối với sức khỏe con người. WHO cho rằng nếu mọi người không sớm ý thức được đầy đủ tác hại của thuốc lá, chủ động từ bỏ thói quen rất có hại khi sử dụng thuốc lá, đến năm 2030, mỗi năm trên thế giới sẽ có thêm 2 triệu nạn nhân nữa liên quan tới thuốc lá. Theo WHO, 80% số nạn nhân thuốc lá là công dân của các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp.

Trước thực trạng đáng báo động kể trên, WHO kêu gọi mọi người chủ động không hút thuốc lá và các quốc gia phải có chiến lược tuyên truyền, giáo dục sâu rộng về tác hại của thuốc lá, áp dụng biện pháp như đánh thuế cao đối với sản phẩm thuốc lá, cấm quảng cáo thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào và mở rộng các vị trí cấm hút thuốc lá…

Theo Chinhphu
Bình luận
Back To Top