Đề tài chiến tranh cách mạng được khai thác dồn dập trở lại:

Chờ đợi những cuộc bứt phá ngoạn mục hơn

00:00 - Thứ Ba, 06/01/2015 Lượt xem: 969 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Đón đầu lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, khá nhiều dự án sản xuất của điện ảnh, sân khấu khai thác đề tài chiến tranh, cách mạng liên tiếp được khởi động và ra mắt khán giả. Không chỉ có các đơn vị công lập mới dành thời gian, nhân lực cho các dự án này, mà nhà sản xuất tư nhân cũng bắt đầu "nhập cuộc", đã góp phần tạo nên những mảng màu đa sắc hơn.

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, ít nhất 2 vở diễn trên sân khấu và 1 phim điện ảnh khai thác đề tài chiến tranh, cách mạng được công bố sẽ ra mắt công chúng tại TP Hồ Chí Minh: Nhạc kịch "Cây bàng vuông", vở cải lương "Sống trong lòng địch" và dự án phim "CKC - Săn biệt kích". Tất cả đều được đầu tư sản xuất nhằm hướng đến kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đó, vở nhạc kịch "Cây bàng vuông (đạo diễn: Hoa Hạ), do Hội Sân khấu TP Hồ Chí Minh tổ chức dàn dựng, vừa chính thức ra mắt khán giả bằng các buổi lưu diễn phục vụ sinh viên, học sinh TP Hồ Chí Minh. Nắm bắt vấn đề thời sự của đất nước: tình hình căng thẳng ngoài Biển Đông và cuộc đấu tranh giữ gìn vẹn toàn lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc thời gian qua, "Cây bàng vuông" dễ gây chú ý với số đông khán giả.

Cuộc sống chiến đấu nhiều gian khó, thiếu thốn tình cảm, "hơi ấm" đất liền của những người lính trẻ nơi đầu sóng ngọn gió; những suy nghĩ, tình cảm của các ngư dân bám biển được chuyển tải bằng hình thức nhạc kịch giúp vở diễn mang màu sắc mới mẻ hơn. Hàng loạt ca khúc xúc động về biển đảo, quê hương đã đi vào lớp lớp người Việt được sắp xếp, sử dụng trực tiếp bằng giọng hát của ca sĩ kiêm diễn viên trên sàn diễn hoặc gián tiếp qua thu âm sẵn, kết hợp với câu chuyện nhiều xúc động của vở diễn giúp "Cây bàng vuông" dễ chạm đến trái tim khán giả.

Sự xuất hiện của đội ngũ ca sĩ, diễn viên trẻ: Hồng Hạnh, Vân Trang, Chính Trực... cũng là yếu tố mới mẻ để vở diễn tiếp cận khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ. Tuy nhiên, để tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng đông đảo công chúng lẫn thuyết phục giới chuyên môn thì ê kíp thực hiện "Cây bàng vuông" chưa hẳn thành công. Đội ngũ diễn viên dù đẹp về hình thể, được biết đến rộng rãi trước đó, nhưng vai diễn trên sân khấu chưa đủ chiều sâu nội tâm cần có. Hình ảnh Đô đốc Hải quân - người chỉ huy cao nhất trong vở diễn của Chính Trực thiếu hẳn cái uy cần thiết của một vị tướng lĩnh từng xông pha trận mạc trên chiến trường, lẫn kinh nghiệm đấu tranh trên bàn ngoại giao...

Chánh Tín trở lại với vai trò nhà đầu tư góp phần tạo "thương hiệu" cho "CKC - Thợ săn biệt kích".

Ngay sau "Cây bàng vuông", vở cải lương "Sống trong lòng địch" của Nhà hát Trần Hữu Trang cũng vừa được hoàn tất, có buổi biểu diễn đầu tiên phục vụ hội đồng phúc khảo trước khi chính thức ra mắt khán giả vào đầu năm 2015. Do Đặng Thanh Nga đạo diễn, NSND Trần Ngọc Giàu cố vấn nghệ thuật, "Sống trong lòng địch" cũng là một trong số các vở diễn được đầu tư kịch bản bởi Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh chào mừng 40 năm Ngày đất nước thống nhất.

Đưa người xem trở lại với miền quê Nam Bộ những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, "Sống trong lòng địch" thành công khi tái hiện cuộc sống, chiến đấu âm thầm nhưng khốc liệt của đội ngũ những người tham gia hoạt động cách mạng ngay tại quê nhà. Họ là những con người rất đỗi bình dị của xóm làng: gia đình bà Thắm bị "phân loại" rõ ràng với tấm biển "gia đình theo cộng sản"; là gia đình chú Hai cắt tóc kiêm thầy đàn có tiếng; là cô đào trẻ được yêu mến ra vào đồn Kiến Vàng như cơm bữa; hay đơn giản là chú Chín bán hàng rong; gia đình chú Hai, Bà Thắm có truyền thống yêu nước nồng nàn, có tinh thần quả cảm. Tất cả đều có chung một điểm: tinh thần yêu nước nồng nàn, quyết tâm bám đất, bám làng hoạt động, chấp nhận mọi  hy sinh, kể cả sự ghẻ lạnh của chính các thành viên khác trong cộng đồng chỉ để đảm bảo công tác bí mật và hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ tổ chức giao phó... Tuy nhiên, một mô típ chuyện không mới, thậm chí là diễn biến khá dễ đoán khiến "Sống trong lòng địch" ít nhiều mất đi sức hấp dẫn và khó thuyết phục được khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ chấp nhận mua vé vào rạp để xem.

Khởi động muộn hơn nhưng là một trong số không nhiều dự án điện ảnh khai thác đề tài chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư sản xuất, "CKC - Thợ săn biệt kích" tạo nhiều tò mò cho số đông ngay từ khi chuẩn bị bấm máy. Cùng với tên phim đậm chất hành động kiểu Mỹ, "CKC - Thợ săn biệt kích" hứa hẹn "khai khẩn" một "mảnh đất" màu mỡ cho văn học nghệ thuật, đặc biệt là điện ảnh: cuộc chiến đấu chống biệt kích trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân, dân Việt Nam. Chỉ có điều, đây không là cuộc chống biệt kích của quân, dân miền Bắc như thường thấy trong rất nhiều câu chuyện đã được kể trong lịch sử hay tác phẩm văn học, nghệ thuật trước đó, mà là cuộc chiến dùng biệt kích để chống biệt kích ngay tại miền Nam, đặc biệt là Sài Gòn - Gia Định.

Theo những tiết lộ ban đầu, chuyện phim bắt đầu từ việc Mỹ thành lập và đào tạo biệt kích quân cho quân đội Sài Gòn. Đây là lực lượng được tuyển chọn, đào tạo rất kỹ, được dùng một cách giới hạn. Ngoài công việc thu thập tin tức vùng địch hậu, bắt tù binh về khai thác, nghiên cứu bản đồ trận địa, biệt kích quân Sài Gòn còn được sử dụng vào việc đi ám sát những chỉ huy cấp cao của đối phương. Sau một thời gian, một toán quân cũng được thành lập, huấn luyện, gửi vào từ miền Bắc để tìm diệt các biệt kích này... Bối cảnh của phim được chọn hầu hết là vùng rừng núi Đông Nam Bộ. Phim cũng được tuyên bố là sẽ không sử dụng nhiều những cảnh hoành tráng thường thấy trong thể loại phim chiến tranh mà tập trung khai thác yếu tố mạo hiểm, căng thẳng để tạo sức hấp dẫn khán giả. Việc khai thác đề tài chiến tranh ở một góc nhìn mới mẻ, sự xuất hiện trong vai trò nhà sản xuất của Chánh Tín, nam diễn viên làm nên Nguyễn Thành Luân, vai diễn huyền thoại trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, cũng hứa hẹn nhiều sức thu hút cho "CKC - Thợ săn biệt kích". Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án phim này vẫn là một ẩn số cần chờ đợi. Theo kế hoạch dự kiến, phải đến dịp lễ kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam (30-4), phim mới được phát hành ngoài rạp.

Theo CAND
Bình luận
Back To Top