Thơm hương bánh dày

00:00 - Chủ Nhật, 18/01/2015 Lượt xem: 1433 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Trong mỗi dịp lễ, tết của người Mông không thể thiếu món bánh dày. Bánh dày là món ăn quý để đãi khách và biếu khách khi tạm biệt. Bánh có thể để được nhiều ngày, khi ăn nướng bánh trên than hồng, bánh sẽ mềm mại, phồng căng, thơm dẻo, toả ra hương thơm tinh khiết làm say lòng người. Nếu đã ăn, bạn sẽ không thể nào quên hương vị nếp thơm nồng cũng như tấm lòng thơm thảo của những người làm ra nó.  

Người Mông coi bánh dày là biểu tượng của tình yêu thủy chung của những đôi trai gái và bánh dày cũng tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời là nguồn gốc sinh ra con người.

Giã bánh dày tại Na Ư, huyện Điện Biên. Ảnh: MAI PHƯƠNG

Bánh dày được chế biến từ gạo nếp nương, nếp cẩm - một loại nếp quý có màu hồng sẫm, thơm ngon và rất bổ. Công đoạn đầu tiên khi làm bánh là phải chọn loại gạo ưng ý, gạo mang vo sạch rồi ngâm bằng nước ấm khoảng 12 giờ, sau đó vớt ra để ráo nước mới cho vào chõ để đồ xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ, khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, hạt nếp dẻo lại không bị nát.

Giã bánh dày là một công việc nặng nhọc, đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Những người tham gia giã bánh thường là đàn ông, thanh niên khỏe mạnh lực lưỡng. Mỗi lần 2 người, khi đã thấm mệt thì lại chuyển cho 2 người khác thay nhau giã. Giã càng kỹ thì bánh càng dẻo, ngon để được lâu. Cối giã bánh dày của người Mông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chày giã bánh cũng được làm bằng các loại gỗ cứng và nặng.

Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới xong phần nguyên liệu. Sau đó nặn thành những chiếc bánh xinh xắn, tròn trịa như hình mặt trăng, mặt trời. Khi nặn bột không bị dính tay và tăng độ thơm ngon của bánh thì lấy lòng đỏ trứng gà xoa vào lòng bàn tay lúc nặn bánh và dùng lá chuối đã hơ qua lửa để gói bánh.

Lúc thưởng thức bánh dày, cắt bánh thành miếng nhỏ rồi chấm với mật ong rừng. Nhấm nhá miếng bánh để cảm nhận vị ngọt của mật ong rừng hòa quyện với hương vị nếp thơm, lạ, độc đáo chỉ có riêng ở vùng núi rừng Tây Bắc.

Lâm Phong
Bình luận
Back To Top