Vùng cao rộn ràng chuẩn bị tết

00:00 - Thứ Sáu, 30/01/2015 Lượt xem: 1960 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Rộn ràng, tất bật chuẩn bị đón mùa xuân mới - xuân Ất Mùi 2015, đó là không khí mà chúng tôi cảm nhận tại các xã vùng cao trong chuyến công tác vào một ngày cuối năm. Bất chấp thời tiết lạnh giá, bà con ở các thôn, bản tấp nập đổ về chợ mua sắm, trẻ nhỏ theo mẹ đến chọn áo quần; những hoạt động vui xuân đón Tết ở khắp các thôn, bản cũng đang được chuẩn bị…

Những ngày cuối năm, khi công việc ruộng nương đã vãn, bà con ở các thôn, bản của các xã vùng cao lại đổ về các chợ sắm tết. Phiên chợ cuối năm vì thế mà đông hơn bao giờ hết. Xuống chợ, họ đem theo những sản vật của núi rừng và những nông sản do chính bàn tay làm nên.

Gia đình ông Sùng A Tiên, bản San Suối, xã Hừa Ngài (Mường Chà) sửa lại nhà đón tết.

Có mặt tại xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay trên mảnh đất này. Chia sẻ niềm vui có điện với chúng tôi, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch UBND xã Nặm Lịch nói như khoe: “Điện về làm thỏa lòng mơ ước từ bao đời nay của bà con nơi đây. Ngày đóng điện lưới quốc gia đã trở thành ngày hội không thể nào quên với bà con. Có điện, người dân đã có cơ hội thoát nghèo. Và nhất định cái tết này bà con sẽ vui lắm”. Có điện bà con sắm ti vi, loa đài, nồi cơm điện... vì thế mà tết nay vui hơn nhiều.

Anh Lò Văn Bá, bản Ten Muông chia sẻ: “Tết năm trước cả bản còn “tối đen như mực”, nhưng tết này khác rồi, chỉ cần ấn nhẹ vào công tắc là sáng khắp nhà”. Chuẩn bị cho cái tết sắp tới, nhiều người kéo nhau vào rừng lấy lá dong, ống giang để gói bánh chưng hoặc đem xuống chợ bán kiếm tiền sắm tết. Anh Lò Văn Lịch, bản Thẩm Phẩng chia sẻ: Cũng như mọi năm, trước tết vài tháng đều phải nuôi lợn, gà, trồng rau xanh phục vụ cho những ngày tết. Nhà mình nghèo nên chủ yếu các sản phẩm ăn tết tự cung tự cấp. Hiện nay, gia đình đã nuôi được con lợn được khoảng 40kg. Còn với gia đình ông Tráng A Chu, bản Ten, sau một năm làm ăn khấm khá, nay lại tất bật sắm sửa đón tết. Để chuẩn bị chu đáo cho ngày tết, gia đình ông đã tạm gác mọi công việc thường ngày, tập trung sửa sang nhà cửa, vườn tược... Ông Tráng A Chu chia sẻ: “Năm vừa rồi cây lúa, ngô được mùa lại được giá nên năm nay gia đình đón tết có phần vui hơn. Còn con lợn, con gà đều do gia đình nuôi cả, không phải đi mua”.

Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2015, học sinh Trường Tiểu học San Suối,  điểm bản San Suối dọn dẹp vệ sinh.

Không phải niềm vui năm đầu có điện như Nặm Lịch nhưng không khí chuẩn bị tết ở Hừa Ngài cũng rộn ràng không kém. Có hơn 90% là người dân tộc thiểu số và là một trong những địa phương khó khăn của huyện Mường Chà, dù không đèn sáng lấp lánh, không hoa cúc, hoa mai nhưng đến với Hừa Ngài những ngày này, không khí thật ấm cúng và mang nhiều nét đặc trưng không phải nơi nào cũng có. Đó là phiên chợ vùng cao với đủ sắc màu các loại hàng hoá. Ông Quàng Văn Phúng, Chủ tịch UBND xã Hừa Ngài cho biết: “Mặc dù còn khó khăn so với mặt bằng chung nhưng nhà ai cũng chuẩn bị bánh kẹo, đủ lương thực, thực phẩm để mời bà con chung vui trong ba ngày tết”. Tại bản San Suối, 100% người dân tộc Mông nên trước đây họ không gói bánh chưng, còn bây giờ thì có gói. Với họ, trong ngày tết nhất thiết mỗi nhà phải có một mâm bánh dày được làm từ những hạt gạo nếp nương do chính tay làm ra. Do đó, từ gần một tháng nay, hầu hết các gia đình trong bản đều chuẩn bị gạo, lá dong, nhân sẵn sàng chuẩn bị cho lễ tết. Cũng gần một tháng nay, sau những buổi lên nương, bà con trong bản lại cùng nhau tập luyện múa hát đón tết. Chị Sùng Thị Bơn, bản San Suối vừa xem mọi người luyện tập vừa khoe: Đội văn nghệ bản mình vẫn thường xuyên tập luyện để phục vụ bà con trong đêm giao thừa.

Việc chuẩn bị tết của người dân vùng cao dù còn rất đơn giản, gia đình có gì dùng nấy nhưng không vì thế mà mất đi không khí tết đến xuân về.

Phong Vân
Bình luận
Back To Top