Tản văn

Lưu giữ hồn quê

00:00 - Thứ Tư, 11/02/2015 Lượt xem: 1777 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Ngày xưa, dấu hiệu nhận biết rõ nhất khi đông qua xuân đến là nhìn những hàng xoan trước ngõ. Xoan xếp hàng dọc đường làng, bao quanh vườn nhà như những biểu tượng báo hiệu mùa đông đang qua và mùa xuân sắp đến. Khi xoan trụi lá, cành xoan khẳng khiu giữa bầu trời xám xịt là lúc mùa Đông vào đỉnh rét. Rồi khi những mầm xoan bung mình đâm chồi vượt qua cái khắc nghiệt của mùa đông là lúc tín hiệu mùa xuân ấm áp đã về. Xoan, biểu tượng cho những người nghèo, xoan là tượng trưng cho ý chí vượt khó của những người nông dân lam lũ.

Gỗ xoan là thứ rẻ tiền, xếp sau rất xa những lim, sến, táu, gụ… và chỉ những gia đình không có điều kiện dư giả mới dùng làm nhà. Vì vậy, những cặp vợ chồng nghèo sau khi lập gia đình, ra ở riêng thì thường trồng hàng chục cây xoan trong vườn để mười, mười lăm năm sau sẽ có vật liệu sẵn sàng cho một nếp nhà mới. 

Những gia đình đông con cũng trồng sẵn rất nhiều xoan để ngày sau, khi con cái trưởng thành thì có sẵn mấy cái cột, cái kèo làm quà cho con gọi là tấm lòng cha mẹ.

Bàn ghế, giường tủ làm bằng gỗ xoan tuy không đắt tiền sang trọng nhưng bền và thông dụng. Có nhiều cụ ông, cụ bà cũng chuẩn bị sẵn cho mình một bộ ván gỗ xoan phòng khi hữu sự.

Xoan đi vào đời sống người dân quê như tre, như trúc tham dự phần quan trọng vào đời sống hằng ngày. Xoan đi vào đời sống tinh thần qua những vần thơ, câu chuyện cổ tích.

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo thôn Đoài hát tối nay

                   (Mưa xuân, Nguyễn Bính)

Cây xoan trong chuyện Tấm Cám đã in vào tâm trí bao thế hệ với những triết lý nhân sinh đậm tính giáo hóa người đời theo quan niệm nhân quả. Mùa xuân, xoan nở tím đường làng như bừng tỉnh sau những ngày đông vùi mình trong giá rét u ám. Trẻ em gái có đứa ngắt một chùm hoa xoan rồi xâu thành chuỗi làm thành một vòng hoa đeo vào cổ hoặc làm cái vòng tay trông đáng yêu tự nhiên như cô tấm trong chuyện cổ tích.

Còn đám con trai tinh nghịch thì chờ đến khi quả xoan đã lớn bèn hái về làm đạn cho trò bắn súng ống đùng. Ngày nay, những trò chơi đó đã không còn phổ biến nhưng vẫn còn in dấu ấn khó phai trong ký ức của những thế hệ đi trước.

Đường làng bây giờ đã vắng dần những hàng xoan, thay vào đó là tường xây kiên cố. Những ngôi nhà gỗ xoan đã thưa vắng dần và thay bằng những ngôi nhà xây cao bê tông cốt thép. Hoa xoan không còn can dự nhiều vào đời sống của những người dân quê. Nhưng hoa xoan vẫn còn một góc đâu đó ở những cây xoan hiếm hoi trong làng. Ở đó, màu tím trắng của hoa xoan vẫn sáng một góc trời duyên dáng, nó như cô gái quê mùa đẹp dịu dàng tự nhiên e ấp bên cô gái tân thời mang giày cao gót.

Hoa xoan vẫn còn lưu giữ hồn quê như mái chùa lưu giữ hồn dân tộc.

Phan Xuân Hậu
Bình luận
Back To Top