Du xuân trên cao nguyên đá Tả Phìn

00:00 - Thứ Hai, 02/03/2015 Lượt xem: 1637 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Mỗi dịp tết đến, xuân về sau những ngày đón tết no ấm cùng gia đình, đồng bào Mông trên cao nguyên đá Tả Phìn (huyện Tủa Chùa lại nô nức đi hội “Du xuân”. Hoạt động du xuân là tín ngưỡng lâu đời không thể thiếu trong đời sống văn hóa, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông ở vùng cao...

Trong ký ức của cụ Sùng A Chu (75 tuổi) bản Là Xa, xã Tả Phìn thì hoạt động “Du xuân” ngày tết của đồng bào dân tộc Mông đã có từ rất lâu. Trước đây, do cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn nên để đến được bãi chơi xuân thì những chàng trai, cô gái Mông phải thức dậy từ rất sớm tản bộ du xuân trên những cung đường với màu đỏ của hoa đào đang bung nở, khoe sắc xuân uốn lượn theo những triền núi... Du xuân là nơi để người dân gặp gỡ, giao lưu, trao cho nhau những nụ cười thân tình, ấm áp những ngày đâu xuân. Những năm gần đây do cuộc sống có nhiều đổi thay, no ấm, đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên nên người dân đi du xuân ngày càng đông, nhộn nhịp hơn. Đến với hội du xuân cụ cầu mong cho người dân một năm mới bình an, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy nhà và cùng chung tay xây dựng quê hương, bản làng giàu đẹp.

Thiếu nữ Mông trong trang phục truyền thống đi du xuân.

Trên cung đường uốn lượn theo những dãy núi trùng trùng, điệp điệp từ trung tâm huyện đến xã Tả Phìn nơi được ví như “Tiểu Hà Giang” thứ 2 của Tổ quốc, chúng tôi gặp từng dòng người, già có, trẻ có xúng xính váy áo, khuôn mặt rạng ngời với tiếng nói, cười giòn tan, vui vẻ tản bộ đến bãi du xuân. Hai bên đường, sau những phiến đá tai mèo, thiếu nữ Mông chỉ mười chín, đôi mươi e thẹn, chỉnh sửa trang phục, làm đẹp cho mình; chàng trai Mông cưỡi trên mình những “chú ngựa sắt” đến hội du xuân. Em Thào Thị  Pày, bản Háng Sung 1, xã Tả Phìn, chia sẻ: Năm nào cũng cứ đến ngày hội, em và các bạn cùng trang lứa trong bản đều rủ nhau đi du xuân... Đây là nơi để em gặp gỡ, giao lưu và cùng các bạn chơi những trò chơi dân gian của dân tộc mình.

Khuôn mặt vui mừng như không giấu được cảm xúc khi đến với hội du xuân, em Mùa A Phổng, bản Xéo Phình, chia sẻ: Đến với hội du xuân em không chỉ được chơi, giao lưu với các bạn mà còn được nghe những câu hát, những điệu múa khèn truyền thống của dân tộc. Em sẽ cố gắng học tập để xây dựng bản làng giàu đẹp và gìn giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc mình.

Ném pao - Trò chơi truyền thống trong hội du xuân Tả Phìn.

Khi mặt trời ló rạng, cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang gần trung tâm xã Tả Phìn đông người đi lại, dòng người trên khắp nẻo đường mòn, các nương đá xuất hiện, nối chân nhau đến bãi du xuân ngày càng đông. Những tiếng khèn, câu hát giao duyên truyền thống dân tộc Mông vang vọng khắp núi rừng đại ngàn như mời gọi những chàng trai, cô gái tề tựu về đây vui hội du xuân trong niềm vui, phấn khởi đón một mùa xuân mới no ấm, yên vui. Xen lẫn lời ca, tiếng hát là những trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa dân tộc Mông, như: Ném pao, tù lu, thổi kèn lá... thu hút người dân ở nhiều lứa tuổi tham gia, họ cùng chơi, cùng vui, trao cho nhau những nụ cười thân tình ấm áp. Trên những sườn đồi phía xa của bãi du xuân, thấp thoáng những chiếc ô màu hồng, màu xanh... của thiếu nữ Mông e thẹn chờ bạn tình; nơi đó các chàng trai, cô gái đang trò chuyện, tâm sự, tìm hiểu nhau và mỗi mùa du xuân trôi qua nhiều bạn trẻ đã cùng nhau xây đắp tổ ấm hạnh phúc. Không giống như bạn trẻ, các mẹ, các chị lại ngồi đâu đó dưới những bóng râm trên tay là những sợi đay, sợi chỉ đủ màu sắc đan khăn, đan áo... vừa đan vừa ngắm nhìn các bạn trẻ du xuân.

Khi mặt trời đứng bóng, dòng người du xuân lại tập trung về những quán ăn “mùa vụ” được dựng lên với những món ăn nhanh, như: Bún, phở, mì tôm, rượu ngô... đó là nơi để những người bạn, người thân lâu ngày mới gặp lại cùng nâng chén rượu đầu năm. Sau bữa trưa, mọi người lại tiếp tục tham gia các hoạt động vui xuân nhộn nhịp.

Ông Sùng A Náng, Chủ tịch UBND xã Tả Phìn, cho biết: Hội du xuân xã Tả Phìn năm nay bắt đầu từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 10 (âm lịch). Hàng năm, từ tháng giêng người dân từ khắp các bản trong xã và vùng lân cận lại tập trung về bãi hội để vui chơi. Do đó, để người dân đi du xuân an toàn, đảm bảo an ninh trật tự, Đảng ủy, UBND xã đã họp, phân công trách nhiệm cho từng đồng chí cán bộ lãnh đạo; cử cán bộ công an xã trực theo ca, theo dõi tình hình an ninh trật tự tại bãi vui xuân. Hội du xuân năm nay, do điều kiện kinh tế người dân ổn định, phát triển hơn nên ai cũng phấn khởi.

Chia tay hội du xuân Tả Phìn khi bóng chiều dần buông, chúng tôi trở về trong niềm vui chung của người dân nơi đây đón một mùa xuân mới trong no ấm, yên vui. Hội du xuân không chỉ là nơi để người dân gặp gỡ, giao lưu mà đó còn là nơi gìn giữ, bảo tồn nét văn hóa truyền thống dân tộc Mông...

Bài, ảnh: Sầm Phúc
Bình luận
Back To Top