Khai mạc Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ III

00:00 - Thứ Ba, 03/03/2015 Lượt xem: 1925 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Sáng 2-3, Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ III đã khai mạc tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội, với sự tham dự của 151 đại biểu đến từ hơn 51 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như: Ai Cập, Ấn Độ, Anh, Đức, Thụy Điển, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Đài Loan... Tới dự có Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng cùng đông đảo nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học Việt Nam.

Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khẳng định giá trị to lớn của nền văn học Việt Nam - một nền văn học luôn xả thân vì vận mệnh Tổ quốc, rực cháy chủ nghĩa yêu nước, khát vọng độc lập tự do vì hòa bình, hạnh phúc con người; đồng thời cộng hưởng tinh hoa các dân tộc anh em, góp phần làm nên dòng chảy văn hóa thống nhất trong đa dạng và chủ động hội nhập với thế giới.

Việc duy trì hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam những năm qua là một bước đi trong hành trình này, góp phần thức dậy nhiều tiềm năng và bước đầu mang lại những hiệu quả nhất định. Sau mỗi kỳ hội nghị, tác phẩm văn học của Việt Nam được dịch ra thế giới ngày càng nhiều. Qua đây, Việt Nam mong muốn không chỉ là thị trường tiêu thụ văn hóa thế giới mà phải là đối tác giao lưu văn hóa với thế giới trên tinh thần bình đẳng và thân thiện .

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo TƯ Vũ Ngọc Hoàng phát biểu nhấn mạnh khát vọng hòa bình và tinh thần tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử cũng như trong giao lưu văn học quốc tế. Dịp này, nhà văn Mohamed Salmawy, Quốc vụ khanh Ai Cập, Tổng Thư ký Hội Nhà văn Á Phi; dịch giả Trung Quốc Chúc Ngưỡng Tu, nhà thơ Mỹ Kevin Bowen... đã chia sẻ những tình cảm với dân tộc Việt Nam và hy vọng tinh thần giao lưu hợp tác văn học sẽ góp phần xây dựng hòa bình, vun đắp giá trị văn hóa của mỗi dân tộc.

lTối cùng ngày, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra lễ khai mạc liên hoan thơ Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ II với sự tham gia của nhiều nhà thơ lớn các nước và nhiều thế hệ nhà thơ Việt Nam. Nghệ sĩ Văn Tân đã vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lời chào, lời chúc tới các văn nghệ sĩ Việt Nam, quốc tế với lời nhắn nhủ năm xưa của Bác Hồ: "Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong". Tại đây, các nhà thơ Việt Nam và quốc tế đã thể hiện nhiều thi phẩm tâm đắc của bản thân và bạn thơ.

Theo HNM
Bình luận
Back To Top