Mong manh giấy dó

00:00 - Thứ Sáu, 02/01/2015 Lượt xem: 1550 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Được coi là một trong những nghề truyền thống nhưng làm giấy dó là nghề còn khá xa lạ với người dân Na Sang 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên. Vì ở bản Na Sang cũng chỉ có một gia đình biết làm giấy dó. Trong khi đó, khó khăn về nguyên liệu, đầu ra cho sản phẩm nên việc giữ nghề, truyền nghề rất mong manh.

Nghề công phu, tỉ mỉ

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến nhà ông Lò Văn Thoong, Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) thổ cẩm Na Sang 2 - gia đình duy nhất biết nghề làm giấy dó. Trước mắt tôi là ngổn ngang những vỏ cây, khuôn, chậu... Đây là những nguyên liệu và dụng cụ thiết yếu để làm giấy dó.

Ông Lò Văn Thoong và sản phẩm giấy dó của mình.

Theo ông Lò Văn Thoong, để làm được tờ giấy dó, ngoài tay nghề vững, người thợ phải có sự đam mê bởi sản phẩm tạo ra còn trải qua rất nhiều công đoạn mới có được thành phẩm. Nói cho chúng tôi quy trình sản xuất giấy dó, ông Thoong bảo đó là nghề thật lắm công phu, tỉ mỉ từ khi chọn nguyên liệu đến chế biến. Nguyên liệu của giấy dó là vỏ cây Dưỡng thường mọc trong rừng và phải là những cây bánh tẻ, không quá già, quá non. Mùa đông, vỏ cây khó khai thác. Vì vậy, từ tháng 7 trở đi, ông thường thuê người dân vào rừng lấy nguyên liệu với giá 15 – 16 nghìn/kg vỏ khô. Trước khi làm giấy một ngày, ông ngâm vỏ cây với nước vôi trong 1 ngày để hết nhựa, sau đó cho vào nồi đun. Khi đun bỏ thêm ít vôi nữa để vỏ cây trắng và nhanh nhừ. Sau 8 tiếng đun, khi thấy vỏ cây đã bở, mềm, thì vớt lên đập cho ra bột đến khi vỏ trở nên mịn, không thấy sợi to thì mới đạt yêu cầu. Hoàn thành công đoạn trên, ông lại đem khuôn ra phơi khô đến khi thành giấy. Thời gian phơi từ 4-7 tiếng, phụ thuộc vào thời tiết nắng nhiều hay ít.

Duyên cớ đưa ông Lò Văn Thoong đến với nghề làm giấy dó là trong một dịp tham quan ở nước bạn Lào, ông tình cờ nhìn thấy những miếng giấy dó và các sản phẩm phong phú, bắt mắt được làm từ chúng. Ở Lào, giấy dó là nguyên liệu quen thuộc để làm đèn lồng, túi xách, sổ sách và nhiều vật dụng trang trí khác. Với những ưu điểm về độ dai, không thấm nước, bền màu, nguyên liệu thân thiện từ thiên nhiên… sản phẩm làm từ giấy dó có giá thành và chỗ đứng tốt trên thị trường Lào. Nhận thấy đây là sản phẩm có tiềm năng để phát triển, ông ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận cách làm giấy dó từ khâu chọn nguyên liệu đến chế biến. Cầm trên tay tấm giấy thành phẩm, ông Thoong, cho hay: Đây là loại giấy rất đặc biệt, không trắng như giấy công nghiệp nhưng dai, bền và thoang thoảng mùi  thơm của cây rừng. Được làm từ bàn tay khéo léo, theo bí quyết riêng, giấy dó tuy mỏng, nhưng nếu được bảo quản ở nơi khô ráo có thể để vài chục năm.

Cây Dưỡng - loại cây để lấy vỏ làm nguyên liệu sản xuất giấy dó.

Chưa có thị trường

Đối với bản Na Sang 2, giấy dó không phải là mặt hàng lạ bởi ngoài việc dùng để viết, người Mông ở các bản Huổi Múa A, Tìa Ghềnh, Tìa Mùng… cũng thường mua loại giấy này về cúng tổ tiên và tổ chức các lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, cách làm giấy dó ra sao thì không phải ai cũng biết và còn khá xa lạ với nhiều người trong bản. Quyết định thử nghiệm, ông Thoong cũng nhiều lần gặp thất bại bởi thành phẩm làm ra không trắng và độ dày, mỏng chưa đều. Sau một năm kiên trì làm đi làm lại, ông Thoong đã sản xuất được những tờ giấy dó trắng, mỏng và có độ dai tốt.

Hiện nay, HTX thổ cẩm Na Sang 2 có 30 thành viên. Nhiều anh em cũng muốn tham gia làm giấy dó. Tuy nhiên, là nghề tỉ mỉ, lắm công phu trong khi nguồn nguyên liệu đang cạn dần và thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn nên đến nay trên địa bàn cũng chỉ có vợ chồng ông Thoong biết làm nghề này. Cách đây vài tháng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hỗ trợ HTX Na Sang 2 để 300 cây Dưỡng trồng thử nghiệm. Song hiện tại, do không được chăm sóc nên cây phát triển kém. Nhiều cây còi cọc, gẫy và lụi đi. Nếu chỉ trông chờ từ những cây đang trồng thì không biết đến khi nào người dân ở Na Sang 2 mới có nguyên liệu làm giấy dó.

Khi được hỏi về dự định phát triển nghề làm giấy dó, ông Thoong trầm ngâm, cho hay: Trước đây tôi đã nghĩ tới việc phát triển nghề làm giấy dó rồi nhân rộng ra các hộ trong bản nhưng vì thiếu kinh phí nên chỉ có thể thực hiện trong gia đình. Cũng như nghề thổ cẩm ở Na Sang 2, để duy trì ổn định nghề làm giấy dó cần phải đầu tư về nguyên liệu, trang thiết bị và đầu ra cho sản phẩm.

Đức Kiên
Bình luận
Back To Top