Quy định điều kiện sức khỏe người lái xe: Vẫn là bài toán khó

00:00 - Chủ Nhật, 04/01/2015 Lượt xem: 960 In bài viết
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Bộ Y tế vừa công bố dự thảo Thông tư liên tịch quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe (NLX), việc khám sức khỏe đối với NLX và quy định cơ sở y tế khám sức khỏe NLX.

Dự thảo có nhiều nội dung mới, trong đó quy định, lái xe không đủ tiêu chuẩn sức khỏe không được cầm lái. Tuy nhiên, để những quy định này đi vào cuộc sống và được thực hiện nghiêm túc dường như vẫn là bài toán khó.

Đã nghiện không được cầm vô lăng

Ông Lê Tuấn Đống, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, dự thảo trên gồm 5 chương, 21 điều, trong đó quy định 3 nhóm tiêu chuẩn sức khỏe NLX, bao gồm: Nhóm 1 (hạng A1); nhóm 2 (hạng B1) và nhóm 3 (hạng A2, A3, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE). Khi tham gia giao thông, NLX phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn sức khỏe và phải trải qua 9 chuyên khoa, gồm: Tâm thần; thần kinh; mắt; tai mũi họng; tim mạch; hô hấp; cơ xương khớp; nội tiết và việc sử dụng thuốc, các chất hướng thần khác.

Kiểm tra sức khỏe lái xe. Ảnh: Sơn Hà

Cũng theo ông Lê Tuấn Đống, dự thảo lần này có những quy định mở hơn so với quy định hiện hành, đặc biệt là việc bỏ quy định ngực lép không được lái xe thay vào đó là quy định, gù, vẹo hoặc quá ưỡn cột sống; cứng, dính cột sống hay bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng tới chức năng vận động sẽ không được lái xe hạng A2 trở lên và B2 trở lên, gồm xe mô tô lớn hơn 175cm3, xe tải, container và ô tô kinh doanh thương mại… Mặt khác, người cụt hoặc mất một bàn tay hoặc một bàn chân không đáp ứng được chức năng kể cả có dụng cụ hỗ trợ, thị lực nhìn xa hai mắt (không/có điều chỉnh bằng kính) dưới 4/10 hoặc người mù màu (rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản, gồm: Đỏ, vàng, xanh lá cây) đều không được lái xe máy. Đặc biệt, dự thảo đã đề xuất thêm quy định, người sử dụng các chất ma túy, sử dụng chất cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định cũng không đủ điều kiện lái xe. Quy định này bổ sung theo Luật Giao thông đường bộ mới.

Trong thực tế, có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra mà sau đó tài xế được xác định dương tính với chất ma túy. Thậm chí, nhiều địa phương báo cáo tất cả lái xe kiểm tra đều đủ sức khỏe, không có trường hợp sử dụng ma túy nhưng sau khi tổ chức rà soát kỹ lưỡng thì lại có tài xế nghiện ma túy. Có nhiều lý do khiến số liệu kiểm tra chưa phản ánh hết thực tế như: Mẫu xét nghiệm chưa đầy đủ, nhiều doanh nghiệp lảng tránh không thực hiện khám định kỳ hoặc khám qua loa, để lái xe tự đi khám sức khỏe... Đề cập đến tình trạng nhiều lái xe sử dụng chất kích thích, nghiện ma túy, ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) dẫn chứng: Ngay trong đợt khám sức khỏe cho khoảng 500 NLX phục vụ Đại hội Đảng nhưng đã phát hiện và loại 18 người sử dụng chất gây nghiện.

Đại diện của một trường dạy lái xe trên địa bàn Hà Nội cho biết, để thực hiện nghiêm quy định người nghiện không được cầm vô lăng thì không chỉ siết chặt việc khám sức khỏe định kỳ cho lái xe mà khi đã có kết quả khám sức khỏe, Sở GTVT địa phương cần công bố công khai danh tính trên trang web để các doanh nghiệp biết, tránh sử dụng NLX mắc nghiện. Bởi hiện tình trạng NLX không đủ sức khỏe "nhảy việc" không phải là hiếm. Nếu ở doanh nghiệp này họ bị phát hiện không đủ điều kiện thì họ sẽ chuyển sang "đầu quân" cho doanh nghiệp khác.

Ngăn chặn việc rao bán giấy khám sức khỏe

Gần đây, phong trào học lái xe ô tô trở nên thịnh hành. Ngoài những người học coi đó như nghề mưu sinh, phần lớn là để tự điều khiển phương tiện cá nhân. Một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến mất an toàn giao thông chính là tình trạng sức khỏe của NLX. Siết chặt khám sức khỏe lái xe, ban hành một quy trình chặt chẽ tiêu chuẩn của những người cầm vô lăng là một động thái tích cực. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm sao việc khám sức khỏe được thực hiện nghiêm để phân loại và phát hiện nhằm nghiêm cấm những người không đủ điều kiện tham gia giao thông (?!). Chưa bàn đến việc có những cơ sở y tế chịu trách nhiệm khám sức khỏe cho NLX chỉ đủ điều kiện tổ chức khám bên ngoài chứ chưa được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị để phát hiện các dạng bệnh về tâm thần, tim mạch… mà chỉ đề cập đến một thực tế đang diễn ra khá phổ biến hiện nay, đó là giấy khám sức khỏe lái xe được rao bán nhiều, công khai ngay cả tại các cơ sở khám, chữa bệnh đã thấy những lỗ hổng. Thậm chí, người đăng ký học lái xe thi lấy bằng chỉ cần đóng thêm một khoản phí là không cần đến khám cũng có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe. Về vấn đề này, ông Lương Ngọc Khuê thẳng thắn thừa nhận, có thực tế nêu trên. Chính vì vậy, việc NLX không đủ điều kiện sức khỏe hiện nay không phải là ít.

Cũng theo ông Lương Ngọc Khuê, mục tiêu Bộ Y tế xây dựng dự thảo này là nhằm bảo đảm sức khỏe cho NLX để họ đủ điều kiện lái xe an toàn. Đây cũng là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi người, do vậy người dân nên đòi hỏi thầy thuốc khám thực hiện theo quy trình, bảo đảm chất lượng chuyên môn. Bộ Y tế cũng đã có khuyến cáo với các cơ quan trực thuộc cũng như đề nghị với các cơ quan chức năng khác cùng vào cuộc để ngăn chặn, kiểm tra sát sao việc cấp giấy chứng nhận sức khỏe "khống", đồng thời yêu cầu cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng quy trình. Ngoài ra, để bảo đảm tính công khai minh bạch trong việc khám sức khỏe định kỳ cho lái xe tại các doanh nghiệp, Bộ Y tế đã kết hợp với Bộ GTVT tổ chức khám sức khỏe ngay tại các đơn vị kinh doanh vận tải. Nếu phát hiện trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe sẽ kiên quyết xử lý.

Siết chặt quản lý sức khỏe lái xe đường dài

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, việc xây dựng và ban hành tiêu chí sức khỏe của NLX là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, tác động đến hầu hết thành phần dân cư trong xã hội nên cần triển khai từng bước, chu đáo, cẩn thận, đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của bệnh viện, nhân viên y tế thực hiện khám sức khỏe NLX; trách nhiệm của NLX... Ưu điểm của dự thảo về tiêu chuẩn sức khỏe NLX lần này đơn giản rất nhiều cho người dân nhưng siết chặt quản lý sức khỏe lái xe thương mại, lái xe đường dài để hạn chế những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra như thời gian qua. Bộ Y tế cùng Bộ GTVT sẽ cố gắng xây dựng và ban hành trong thời gian sớm nhất.

Theo HNM
Bình luận
Back To Top