Điện Biên Đông phòng, chống bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ trong mùa đông

00:00 - Thứ Hai, 19/01/2015 Lượt xem: 1147 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Theo ghi nhận của Trung tâm Y tế huyện (TTYT) Điện Biên Đông, từ đầu tháng 10 đến hết tháng 12/2014, trên địa bàn huyện đã có gần 750 trường hợp mắc bệnh tiêu chảy cấp do vi rút rota. Đa số các trường hợp mắc bệnh là trẻ em từ 3 – 24 tháng tuổi. Tuy chưa xuất hiện trường hợp trẻ bị biến chứng nặng hay tử vong vì mắc tiêu chảy cấp do rota vi rút, song để giúp các bậc phụ huynh nâng cao ý thức phòng chống bệnh, đảm bảo sức khỏe cho trẻ, thời gian qua, TTYT huyện Điện Biên Đông đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn ngừa bệnh phát sinh, lây lan.

Bác sỹ TTYT huyện Điện Biên Đông thăm khám cho trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp.

Trao đổi với chúng tôi, Bác sỹ Nguyễn Văn Minh, Giám đốc TTYT huyện Điện Biên Đông, cho biết: Tiêu chảy cấp do vi rút rota là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do vi rút rota gây nên. Bệnh bùng phát mạnh vào mùa đông và thường gặp ở trẻ nhỏ. Vi rút rota có khả năng tồn tại và sống dài ngày trong môi trường nên khả năng lây nhiễm rất cao, chủ yếu qua đường tiêu hóa, qua lan truyền vi rút từ phân người bệnh vào môi trường xung quanh như nguồn nước, đồ vật, đặc biệt qua bàn tay. Trẻ bị nhiễm vi rút rota thường có các triệu chứng: sốt cao; quấy khóc; nôn; sau đó tiêu chảy phân thường nhiều nước, đi nhiều lần trong ngày. Ngoài những biểu hiện trên, trẻ còn có thể bị ho, chảy nước mũi… Chính những biểu hiện này khiến nhiều bậc cha mẹ dễ nhầm với bệnh viêm đường hô hấp. Đa số trẻ hết tiêu chảy trong 4 – 8 ngày, tuy nhiên có trường hợp kéo dài đến 2 tuần. Vì vậy, nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị biến chứng do mất nước, mất muối dẫn đến trụy mạch, thậm chí là tử vong.

Thời gian qua cùng với việc mở lớp tập huấn ARI (chương trình về viêm phổi) và CCD (chương trình về tiêu chảy cấp) cho đội ngũ cán bộ y tế của huyện, xã, TTYT huyện Điện Biên Đông đã tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng truyền thông và tư vấn trực tiếp cho đội ngũ y tế thôn, bản, cộng tác viên và cô đỡ thôn, bản. Cùng với đó, TTYT huyện tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức cho người dân về nguyên nhân, cách chăm sóc, phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp do vi rút rota, thông qua nhiều biện pháp, như: tuyên truyền trực tiếp qua hoạt động khám chữa bệnh cho người dân; tuyên truyền qua đội ngũ cán bộ y tế xã và y tế viên thôn bản, cộng tác viên (với 217 y tế viên thôn bản, 141 cộng tác viên và 36 cô đỡ thôn, bản); tổ chức hội nghị cộng đồng; tuyên truyền qua hệ thống đài phát thanh của huyện, xã; lồng ghép vào các buổi họp dân… TTYT huyện tăng cường cán bộ bác sỹ xuống cơ sở để chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ hoạt động khám chữa bệnh cho tuyến dưới. Từ tháng 11/2014 đến nay, TTYT huyện tăng cường cán bộ bác sỹ cho 6 xã: Phì Nhừ, Phình Giàng, Háng Lìa, Tìa Dình, Pú Hồng và Sa Dung. Bên cạnh đó, TTYT huyện chủ động tăng cường dự trù các loại thuốc điều trị bệnh hô hấp và tiêu hóa cho trạm y tế các xã, như: thuốc hạ sốt, trợ thở, orezol, dịch truyền, kháng sinh đường ruột đặc hiệu… Ngoài ra, TTYT huyện còn thành lập được 4 đội cấp cứu lưu động (mỗi đội 7 thành viên) và đội phòng chống dịch (34 thành viên) để kịp thời cấp cứu và ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra.

TTYT huyện Điện Biên Đông khuyến cáo người dân, tiêu chảy cấp do vi rút rota là bệnh nguy hiểm, dễ dấn tới tử vong vì mất nước, mất muối vì vậy các bậc cha mẹ cần chủ động cho con em mình uống vắc xin rota để phòng bệnh. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc vệ sinh cho trẻ, như: Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… Đồng thời, tăng cường chế độ dinh dưỡng nhằm giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, chống lại các bệnh lây nhiễm. Khi thấy trẻ quấy khóc, sốt cao, nôn nhiều, không ăn uống được, da khô, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày… không tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ mà cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Bài, ảnh: Đức Linh
Bình luận
Back To Top