Để giao thông nông thôn không còn là “điểm đen”

00:00 - Thứ Bảy, 07/03/2015 Lượt xem: 1432 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} ĐBP - Giao thông nông thôn hiện nay vẫn bị coi là "điểm đen" của an toàn giao thông. Theo Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, trong những năm gần đây có tới 70% số vụ tai nạn giao thông xảy ra ở khu vực nông thôn, đường liên huyện, liên  xã và chủ yếu liên quan tới người điều khiển xe gắn máy. Vì vậy, cần có những giải pháp hiệu quả, phù hợp tăng cường trật tự ATGT nông thôn.

Lực lượng cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã thuộc địa bàn xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Ảnh: NGUYỄN HIỀN

Trên địa bàn tỉnh ta những năm gần đây, bằng nỗ lực của Ban ATGT tỉnh; sự ra quân hiệu quả của lực lượng cảnh sát giao thông, tình hình tai nạn giao thông đã giảm trên cả 3 tiêu chí: Số vụ tai nạn, số người chết và bị thương. Tuy nhiên, trật tự ATGT, việc chấp hành các quy định về ATGT của người tham gia giao thông chủ yếu chỉ được duy trì nghiêm tại tuyến quốc lộ chính, trung tâm TP. Điện Biên Phủ, các huyện lỵ. Đơn cử, tại TP. Điện Biên Phủ trong những ngày đầu tiên của năm 2015, theo quan sát của chúng tôi, mặc dù là dịp nghỉ Tết nguyên đán nhưng việc chấp hành các quy định ATGT như: Đội mũ bảo hiểm, chở đúng số người quy định, dừng đèn đỏ, bật đèn tín hiệu khi chuyển hướng lưu thông… được người dân duy trì nghiêm, việc chấp hành các quy định khi lưu thông đã dần trở thành một thói quen khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, chỉ cần ra đến các xã, bản nông thôn vùng ven thành phố như: xã Tà Lèng, TP. Điện Biên Phủ; đường liên thôn tại xã Thanh Nưa, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên… việc vi phạm các quy định khi tham gia giao thông vẫn còn phổ biến. Có nhiều nguyên nhân như: Ý thức và kiến thức về Luật Giao thông của người tham gia giao thông tại nông thôn còn thấp; phương tiện giao thông cũ nát, không đủ tiêu chuẩn vẫn được lưu hành; thói quen uống rượu, bia nhưng vẫn điều khiển phương tiện; thiếu lực lượng tuần tra, kiểm soát… Có thể thấy, nguyên nhân trực tiếp nhất vẫn là ý thức, kiến thức, kỹ năng của người tham gia giao thông. Về các xã vùng cao, vùng ngoài, tình trạng người điểu khiển xe gắn máy hồn nhiên không đội mũ bảo hiểm; không có giấy phép lái xe và không biết Luật Giao thông; đi xe gắn máy chở 3, 4 người mặt phừng phừng vì bia rượu… diễn ra khá phổ biến.

Thượng tá Trang A Khày, Phó trưởng Công an huyện Điện Biên cho biết: Điện Biên là huyện có địa bàn rộng với 25 xã, nhiều tuyến quốc lộ quan trọng, đường vành đai biên giới dài hàng trăm ki–lô-mét chạy qua địa bàn, cùng với nhiều tuyến tỉnh lộ, đường liên xã, liên thôn bản. Lực lượng tuần tra của cảnh sát giao thông chủ yếu bố trí ở quốc lộ, tỉnh lộ, trong khi lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an huyện Điện Biên hiện nay chỉ đảm nhiệm nhiệm vụ xử lý các vụ tai nạn giao thông tại các tuyến quốc lộ 279, quốc lộ 12 và đường vành đai biên giới Pom Lót – Núa Ngam – Huổi Puốc đi qua địa bàn huyện (việc tuần tra, kiểm soát các tuyến quốc lộ này thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh) và duy trì trật tự ATGT tại các chợ trung tâm như: bản Phủ, Pom Lót, Nà Tấu. Đường liên xã, liên thôn, bản của huyện gần như bỏ ngỏ, thiếu hẳn sự kiểm soát về giao thông. Để hạn chế tai nạn giao thông tại vùng nông thôn của huyện, trước hết phải nâng cao kiến thức, ý thức về Luật Giao thông cho người dân. Tháng 1/2015 vừa qua, Công an huyện Điện Biên đã tăng cường tuần tra, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT; đảm bảo trật tự ATGT tại các tuyến giao thông liên xã, liên bản trên địa bàn huyện. Theo đó, Công an huyện đã thành lập một tổ riêng bố trí lực lượng cảnh sát giao thông tổ chức xuống các xã tuần tra, kiểm soát, xử lý về trật tự ATGT; phối hợp với các lực lượng như: Công an xã, dân phòng, dân quân, các tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương tăng cường tuyên truyền; giao công an viên các xã liên tục tuyên truyền trên loa truyền thanh của các thôn, bản. Người tham gia giao thông tại các tuyến giao thông liên xã, liên bản thường chủ quan khi cho rằng chỉ đi với quãng đường ngắn nên không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định hoặc chở nông sản, nông cụ cồng kềnh… Trong khi với quá trình bê tông hóa giao thông nông thôn đang được đẩy mạnh trên địa bàn huyện Điện Biên như hiện nay, dù đường nông thôn ngày một kiên cố, đẹp hơn nhưng chủ yếu vẫn là đường nhỏ, tầm nhìn hạn chế. Khi người tham gia giao thông không chấp hành các quy định an toàn, phóng nhanh vượt ẩu sẽ rất dễ xảy ra các tai nạn đáng tiếc. Cũng theo lãnh đạo Công an huyện Điện Biên thì việc tuần tra kiểm soát những tuyến đường liên xã, liên thôn bản hiện nay vẫn tập trung vào việc tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành quy định về ATGT. Tuy nhiên, khi xác định vi phạm lần thứ 2 trở ra sẽ xử phạt nghiêm khắc. Qua quá trình 2 tháng ra quân, bước đầu đã có những kết quả khả quan, trước hết đó là về mặt nhận thức của người dân. Tại Thanh Hưng – xã đầu tiên triển khai quy định, qua công tác tuyên truyền, ý thức người tham gia giao thông đã có những chuyển biến rõ nét, thậm chí những người già chưa từng điều khiển các phương tiện cơ giới nhưng sau khi nghe tuyên truyền qua loa phát thanh của thôn, bản hàng ngày nên khi thấy con cháu không chấp hành các quy định ATGT, họ đã nhắc nhở, răn đe. Dịp tết Nguyên đán Ất Mùi vừa qua, trên địa bàn huyện Điện Biên chỉ xảy ra 2 vụ và không có người tử vong vì tai nạn giao thông.

Thực tế việc triển khai công tác ATGT tại huyện Điện Biên cho thấy ý thức chấp hành quy định ATGT vẫn là yếu tố quan trọng. Do đó, việc thường xuyên liên tục là tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT tới các tầng lớp nhân dân để nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông với một xã hội văn minh, an toàn và thân thiện.

Phạm Dương
Bình luận
Back To Top