Bộ Y tế lo ngại dịch sởi bùng phát

00:00 - Thứ Tư, 28/01/2015 Lượt xem: 1000 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Để tránh tình trạng mắc bệnh sởi do tiêm vaccine muộn, các địa phương cần đảm bảo tất cả trẻ em khi đủ 9 tháng tuổi được tiêm ngay vaccine phòng sởi.

Sở Y tế các địa phương cần đảm bảo tất cả trẻ em khi đủ 9 tháng tuổi được tiêm vaccine phòng bệnh sởi.

Năm 2014, dịch sởi đã xảy ra tại 178/194 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện, dịch bệnh này vẫn diễn biến phức tạp, trong đó có một số nước có chung đường biên giới với nước ta, làm tăng nguy cơ xâm nhập và bùng phát bệnh sởi ở Việt Nam.

Đặc biệt, mùa Đông-Xuân này là thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh sởi lây lan, bùng phát tại cộng đồng.

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh mùa Đông-Xuân.

Trong đó, lưu ý giám sát chặt chẽ các trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc sởi, kịp thời cấp cứu, điều trị bệnh nhân, triển khai xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong.

Các Sở Y tế cần chỉ đạo việc thực hiện tiêm vaccine sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng định kỳ hằng tháng, đảm bảo tất cả trẻ em khi đủ 9 tháng tuổi được tiêm ngay vaccine sởi, tránh tình trạng bị mắc bệnh sởi do tiêm vaccine muộn.

Đồng thời tiếp tục tổ chức tốt chiến dịch tiêm vaccine sởi-rubella cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi; thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét vaccine sởi, đặc biệt tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn…

Bên cạnh đó, cần tổ chức tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, thực hiện tốt việc phân luồng khám bệnh, thiết lập khu vực riêng khám, điều trị, cấp cứu bệnh nhân sởi; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.

Đồng thời, thường xuyên hướng dẫn người chăm sóc trẻ thực hiện các biện pháp phòng bệnh để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện…

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tại các tỉnh biên giới của nước Lào, dịch sởi đang tăng cao cả về số ca bệnh và tử vong. Người dân Lào sang Việt Nam khám chữa bệnh, nên việc lây các bệnh qua đường hô hấp sang nước ta là hoàn toàn có thể.

Ngoài ra, tại khu vực biên giới của Trung Quốc, sởi đã xuất hiện cách đây 3 năm và hiện nước này vẫn chưa hoàn toàn khống chế được bệnh này.

Theo VGPNews
Bình luận
Back To Top