Khan hiếm vắc xin dịch vụ vì không tin Chương trình tiêm chủng mở rộng?

00:00 - Thứ Năm, 02/04/2015 Lượt xem: 1150 In bài viết
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} "Khan hiếm vắc xin dịch vụ chứng tỏ người dân không tin Chương trình tiêm chủng mở rộng" là câu hỏi được đặt ra với Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 1/4.

Trả lời câu hỏi đặt ra, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, Bộ Y tế đang chỉ đạo triển khai các giải pháp để giải quyết tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ.

Hiện nay, ở Việt Nam tiêm chủng được thực hiện dưới 2 hình thức là tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.

 

Tiêm chủng mở rộng được đảm bảo bằng kinh phí của Nhà nước để triển khai tiêm chủng miễn phí 10 loại vắc xin phòng 12 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em. Vắc xin tiêm chủng mở rộng được kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng trước khi đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhờ có Chương trình này (đã thực hiện trên 20 năm) mà Việt Nam đã thanh toán được bệnh Bại liệt, loại trừ Uốn ván sơ sinh và giảm tỷ lệ mắc, chết, cứu sống hàng triệu trẻ em Việt Nam.

Hàng năm, có khoảng 1,5 triệu trẻ em Việt Nam đi tiêm chủng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng ở các điểm tiêm trên toàn quốc. Chương trình Tiêm chủng mở rộng luôn cung cấp đầy đủ vắc xin ở các điểm tiêm của Chương trình.

Tiêm chủng dịch vụ là tiêm chủng theo nhu cầu của người dân, thực hiện ở các điểm tiêm chủng dịch vụ, chủ yếu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Ước tính có khoảng 200.000 trẻ tiêm dịch vụ hàng năm (chiếm khoảng 8% trong tổng số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng). Vắc xin tiêm dịch vụ được nhập khẩu từ nước ngoài.

Trong thời gian qua, tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ chủ yếu xảy ra đối với vắc xin Pentaxim (vắc xin 5 trong 1) và Infanrix Hecxa (vắc xin 6 trong 1) phòng các bệnh Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt - Viêm não màng não do Heamophilus influenza typ B - Viêm gan B, do các nhà cung ứng không đáp ứng đủ đơn đặt hàng của Việt Nam.

Bộ Y tế đang chỉ đạo triển khai các giải pháp để giải quyết tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ. Yêu cầu các nhà nhập khẩu vắc xin, các điểm tiêm dịch vụ phải chủ động có kế hoạch đặt hàng với đối tác nước ngoài; Bộ Y tế tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhập khẩu vắc xin nhanh nhất; bố trí các điểm Tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để kịp thời tiêm chủng cho trẻ em theo đúng lịch.

Theo Dân trí
Bình luận
Back To Top