Y tếSức khỏe

Nguy hại từ mỹ phẩm giả, kém chất lượng

00:00 - Chủ Nhật, 15/03/2015 Lượt xem: 1330 In bài viết
Normal 0 false false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-bidi-font-family:"Times New Roman";} Thị trường mỹ phẩm hiện rất xô bồ với hàng vạn nhãn mác, chủng loại xuất xứ khác nhau. Mỹ phẩm được bán tràn lan, từ trung tâm thương mại, hiệu thuốc, cửa hàng tạp hóa, trên Internet cho tới các chợ vỉa hè ở thành thị lẫn nông thôn.

Điều đáng lo ngại là hiện đang tràn ngập rất nhiều loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, thành phần gây nguy hại cho người sử dụng.

Hàng giả, hàng nhái tràn lan

Phố Hàng Ngang, Hàng Đào là một trong những trung tâm chuyên kinh doanh hàng tạp hóa, quần áo và mỹ phẩm lớn nhất Hà Nội. Hầu hết khách hàng khi tìm mua mỹ phẩm ở đây đều được các chủ hàng tư vấn, giới thiệu là hàng nhập khẩu, xách tay từ Pháp, Mỹ, Hàn Quốc hay Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế phần lớn mỹ phẩm được buôn bán ở đây đều là hàng nhái sản xuất ở Trung Quốc hoặc một số cơ sở tư nhân trong nước. Vì thế mà nhiều loại mỹ phẩm có giá rất rẻ chỉ vài chục ngàn đồng, thậm chí có những thỏi son, phấn nền, chì kẻ mắt mang nhãn mác của các hãng nổi tiếng như Chanel, Dior, Shishedo nhưng được bán với giá chỉ bằng hai... mớ rau ngoài chợ! Không chỉ vậy, ngay cả những cửa hàng chuyên bán mỹ phẩm cao cấp cũng có hàng nhái trà trộn.

Lô mỹ phẩm giả bị cơ quan chức năng thu giữ.

Trên Internet đầy rẫy những sản phẩm mỹ phẩm được rao bán dưới hình thức “hàng xách tay”. Chỉ cần vào Google gõ từ khóa “bán mỹ phẩm ngoại nhập” đã cho gần 1 triệu kết quả trong vòng chưa đầy một phút. Trên mạng xã hội facebook cũng có rất nhiều group kinh doanh mỹ phẩm từ hàng xách tay, ngoại nhập cho đến mỹ phẩm handmade với giá cả vô cùng đa dạng và những lời quảng cáo, hình ảnh “có cánh”. Điều đáng quan ngại là phần lớn các loại mỹ phẩm được rao bán trên mạng đều không rõ nguồn gốc và không được cơ quan chức năng kiểm định, cấp giấy phép về chất lượng.

Theo kết quả một cuộc khảo sát thị trường về hàng giả do Công ty Nielsen và Tổ chức Đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện thì có hơn 45% sản phẩm mỹ phẩm ở Hà Nội là giả, hàng nhái không đảm bảo chất lượng. Trong khi đó, mới đây nhất vào đầu tháng 2-2015, Công an tỉnh Quảng Ninh đã triệt phá một tổng kho mỹ phẩm giả ở thành phố biên giới Móng Cái (Quảng Ninh) do một người Trung Quốc làm chủ, thu giữ hơn 31.400 chai mỹ phẩm gắn nhãn mác một số thương hiệu nước ngoài, 200kg nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, 40kg tem chống hàng giả và 200kg giấy giới thiệu sản phẩm, tem nhãn mác sản phẩm có dấu hiệu giả mạo. Còn trước đó ít ngày, lực lượng liên ngành của trung ương và Hà Nội phát hiện một xe tải chở hơn 3.140kg mỹ phẩm không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, trên bao bì ghi toàn chữ Trung Quốc.

Tiền mất tật mang

Mỹ phẩm giả không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà nghiêm trọng hơn còn nguy hiểm tới sức khỏe và sắc đẹp của người tiêu dùng. Bệnh viện Da liễu trung ương thường xuyên phải tiếp nhận điều trị cho những bệnh nhân bị dị ứng và phản ứng với mỹ phẩm, trong đó không ít trường hợp bị tổn thương da rất nặng, khó có thể phục hồi. Còn tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội, trong năm qua có hơn 1.000 trường hợp tới khám chữa bệnh liên quan đến dị ứng mỹ phẩm, chủ yếu do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng. Với khuôn mặt bị nổi mụn, chảy nước và nhiều mảng da bị bong tróc, bệnh nhân L.T.Thúy (đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội) cho biết đã mua một hộp kem trị tàn nhang và làm trắng da được quảng cáo là hàng xách tay từ Hàn Quốc. Sau hơn hai tuần sử dụng, tàn nhang không mất mà mụn đỏ lại nổi lên vì da bị nhiễm trùng do đã sử dụng phải mỹ phẩm giả, có hóa chất nguy hại gây kích ứng da.

Mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng thường gây ra nhiễm trùng da.

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai), hầu hết các loại mỹ phẩm đều chứa một số loại hóa chất, dù với hàm lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho những người bị dị ứng với chất đó. Ngoài ra, một sản phẩm mỹ phẩm có thể an toàn với người này nhưng chưa chắc an toàn với người khác. Thậm chí, một người dùng cùng một loại mỹ phẩm ở những thời điểm khác nhau vẫn có thể bị dị ứng, phản ứng, nổi mụn hay bỏng da do sức khỏe của cơ thể thay đổi, sức khỏe của làn da cũng thay đổi nên gây ra những phản ứng với các chất tiếp xúc tại từng thời điểm khác nhau. Ngay cả những người có cơ địa khỏe mạnh, khi tiếp xúc liên tục với những loại hóa chất lạ trong mỹ phẩm kém chất lượng đều bị tổn thương và mắc bệnh về da. Ngoài ra, những loại mỹ phẩm làm giả nhãn mác, thương hiệu được quảng cáo có tác dụng mạnh, hiệu quả cao thì đều có nồng độ hóa chất lớn, thậm chí có cả chì, thủy ngân... nên nguy cơ gây nhiễm độc, phá hủy da, làm khô da, sạm da đối với người sử dụng rất cao. Khi da bị những tổn thương do hóa chất gây ra thì việc điều trị sẽ kéo dài và rất khó khăn. Qua nghiên cứu cho thấy hầu hết bệnh nhân dị ứng mỹ phẩm ở lứa tuổi 18 - 25, trong đó tác nhân gây dị ứng nhiều nhất là kem dưỡng da (chiếm hơn 33%), tiếp đó là loại kem tổng hợp (22%) và thuốc nhuộm tóc.

Để phòng ngừa nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng da do mỹ phẩm gây ra, các chuyên gia về da liễu khuyến cáo không nên lạm dụng việc sử dụng mỹ phẩm trong làm đẹp, tuyệt đối không sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ và đã quá hạn sử dụng. Trong quá trình sử dụng, khi thấy da có biểu hiện của việc dị ứng phải ngưng sử dụng ngay và dùng nước sạch rửa sạch da nhiều lần.

Theo SGGP
Bình luận
Back To Top